inheritance concept with people family and some wealth asset with modern isometric style vector illustration

Câu 1 – Trong tổ chức bộ máy nhà nước của các triều đại phong kiến Việt Nam, thiết chế quan đại thần có đặc điểm:

A – Không phải triều đại nào quan đại thần cũng được nhà vua giao cho nhiều trọng trách. (thời trần hồ bị hạn chế quyền)

B – Quan đại thần luôn được lựa chọn từ những người trong hoàng tộc (Có thời kì là thi cử)

C – Đứng đầu đội ngũ quan đại thần luôn có chức danh tể tường (quan đầu triều)

D – A và B đúng

E – A, B và C đúng

Câu 2 – Chính quyền quân quản được thiết lập khi: (t chọn B)

A – Sự thay đổi, chuyển giao quyền lực giữa các vương triều (sai ở thời từ Tiền Lê sang Lý)

B – Vương triều đứng trước nguy cơ bất ổn, sụp đổ

C – Vương triều mới được thành lập (Lý k có)

D – A và B đúng

E – A, B và C đúng

Câu 3 – Trong chính thể quân chủ thời Trần (1025 – 1400):

A – Thái Thượng hoàng là nguyên thủ quốc gia (Hoàng đế)

B – Quyền lực của hoàng đế mang tính chuyên chế cực đoan, độc tài cao độ ? (chỉ nói là quyền lực trong tay vua thôi chứ k nói cực đoan độc tài – quân chủ mà)

C – Chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp (Vua nắm trọn ca ba quyền)

D – A và C đúng

E – B và C đúng

Câu 4 – Nhận định nào sau đây phù hợp với pháp luật hình sự thời Lê (thế kỷ XV)

A – Hậu quả không là yếu tố bắt buộc của mọi cấu thành tội phạm (đúng chắc)

B – Hình sự hóa các quan hệ xã hội là xu hướng phổ biến trong pháp luật hình sự

C – Không có sự phân biệt hình phạt chính với hình phạt bổ sung

D – B và C đúng

E – A, B và C đúng

Câu 5 – Quyền phụ nữ được ghi nhận và bảo vệ trong những chế định pháp luật nào?

A – Pháp luật hình sự (không phạt hình phạt “trượng”)

B – Pháp luật dân sự (có tài sản riêng)

C – Pháp luật hôn nhân – gia đình (cho ly hôn)

D – B và C đúng

E – A, B và C đúng


Câu 2 – Chính quyền quân quản có đặc điểm

A – Vai trò và sức mạnh quân đội được củng cố, là chỗ vững chắc nhất cho quyền lực của hoàng đế

B – Được thiết lập khi vương triều đứng trước nguy cơ bất ổn, sụp đổ

C – Được hình thành khi vương triều mới được thành lập

D – A và B đúng

E – A, B và C đúng

Câu 3 – Cải cách bộ máy nhà nước của Vua Lê Thánh Tông (1428 – 1527) có đặc điểm

A – Ưu tiên lựa chọn và bổ nhiệm các công thần, hoàng tộc vào các chức danh quan trọng (tổ chức thi cử chọn người tài)

B – Xác lập chính quyền quân quản để duy trì quyền lực của hoàng đế

C – Dùng quyền lực để kiểm soát quyền lực (có thể đúng ^^)

D – A và C đúng

E – B và C đúng

Câu 4 – Nhận định nào sau đây phù hợp với pháp luật thời Lê (thế kỷ XV):

A – Thập ác tội là những tội quy định về hành vi xâm hại an ninh quốc gia (có tội về cái khác nữa – Bất hiếu cha mẹ)

B – Giới tính của người phạm tội là một trong các căn cứ để áp dụng hình phạt (trượng chỉ áp dụng cho Nam)

C – Pháp luật hôn nhân gia đình chỉ bảo vệ quyền lợi của người gia trưởng (sai, vợ cũng có quyền ly hôn chồng nếu chồng vi phạm)

D – B và C đúng

E – A và C đúng

Câu 5 – Chủ thể pháp luật trong chế định pháp luật nào có sự phân biệt theo giới tính nam, nữ:

A – Pháp luật hình sự và pháp luật hôn nhân gia đình

B – Pháp luật hợp đồng và pháp luật hôn nhân gia đình

C – Pháp luật hợp đồng và pháp luật hình sự

D – A, B và C đúng


Câu 1 – Nội dung nào sau đây không phù hợp với tổ chức chính quyền địa phương thời Lê (giai đoạn 1428 – 1460)

A – Tổ chức chính quyền địa phương mang tính quân quản

B – Chính quyền cấp Đạo do một tập thể cùng lãnh đạo (chức quản lý gồm hành khiển và Tổng quản) è T nghĩ là do 1 Hành Khiển è chọn B

C – Chức danh xã trưởng do người dân bầu ra (đúng)

D – A và C đúng

E – A, B và C đúng

Câu 2 – Vua Minh Mạng (1820 – 1840) xóa bỏ chính quyền cấp thành và thành lập đơn vị hành chính tỉnh nhằm:

A – Tản quyền từ trung ương về địa phương

B – Tập trung mạnh mẽ hơn nữa quyền lực vào chính quyền trung ương

C – Xây dựng chính quyền quân sự ở địa phương

D – A và C đúng

E – A, B và C đúng

Câu 3 – Chính thể quân chủ thời Trần có đặc điểm nào sau đây:

A – Có sự phân công, phối hợp chặt chẽ giữa quyền lập pháp và quyền hành pháp. (vua năm quyền lập pháp hành pháp, tư pháp)

B – Quyền lực tập trung tuyệt đối vào hoàng đế (Chính thể quân chủ quyền lực tập trung vào cá nhân người lãnh đạo – Thái thượng Hoàng  có uy quyền với vua, tư vấn cho vua không điều hành chính sự)

C – Hoàng tộc là chỗ dựa vững chắc nhất cho quyền lực của hoàng đế (dựa vào dòng tộc để duy trì và cũng cố tính tập quyền – kết hôn nội tộc è Chọn C

D – A và C đúng

E – B và C đúng

Câu 4 – Pháp luật hình sự thế kỷ XV – XVIII có đặc điểm

A – Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều xử lý bằng hình phạt. giáo trình thì họ nói hầu hết, k phải toàn bộ (trang 236 sau chỗ 2.1.4.1)

B – Có sự phân biệt giữa hình phạt chính và hình phạt bổ sung (không thấy nói)

C – Chế định thấp ác tội thể hiện rõ nét sự ảnh hưởng Nho giáo đối với pháp luật

D – A và C đúng

E – B và C đúng

Câu 5 – Theo pháp luật thừa kế nhà Lê (thế kỷ XV) người thừa kế di sản hương hỏa có thể là:

A – Con trai (trưởng)

B – Cháu trai

C – Con gái (trưởng- nếu không có con trai trưởng)

D – A, B đúng

E – A, B và C đúng (Đ395)

E – A và C đúng


1 – Nhận định nào sau đây phù hợp với các triều đại phong kiến Việt Nam (938 – 1884):

A – Nhà vua luôn luôn giữ vai trò nguyên thủ quốc gia

B – Nhà vua là chủ thể duy nhất nắm quyền tư pháp

C – Vào giai đoạn đầu của mỗi vương triều, tổ chức chính quyền địa phương mang tính chất quân quản

D – Cả A, B và C đúng

E – Cả A, B và C sai

2 – Nội dung nào sau đây cho thấy chính thể quân chủ dưới thời vua Minh Mạng (1820 – 1840) phát triển hơn so với các triều đại trước đó:

A – Nhà vua luôn luôn nắm trong tay tuyệt đối ba quyền: lập pháp – hành pháp – tư pháp

B – Tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan hành pháp ở trung ương được tổ chức chặt chẽ nhất (vua năm hết quyền không có cơ quan hành pháp nào hết)

C – Áp dụng nguyên tắc tản quyền trong tổ chức bộ máy nhà nước (về tổ chức hoạt động của BMNN dựa trên nguyên tắc tập quyền)

D – Cả A, B và C đúng

E – A và C đúng

3 – Vua Gia Long thành lập đơn vị hành chính cấp thành nhằm: (chưa biết chọn đáp án nào)

A – Hạn chế quyền lực của triều đình đối với hoạt động của chính quyền địa phương (sai chắc – do NN không đủ khả năng và uy tín quản lý 2 miền Nam Bắc, chấp nhận quản lý linh hoạt thiết lập tổ chức trung gian để kết nối TW và địa phương).

B – Áp dụng nguyên tắc tản quyền  (tr 374) (áp dụng khi tập quyền vào vua, B sai)

C – Tăng cường quyền lực chính quyền địa phương và bảo đảm sự thống nhất hai miền Nam và Bắc

D – Cả A và B đúng

E – Cả A, B và C đúng

4 – Nội dung nào sau đây phù hợp với pháp luật hình sự nhà Lê (thế kỷ XV):

A – Pháp luật hình sự chịu ảnh hưởng sâu sắc từ ý thức hệ Nho giáo (thập ác tội)

B – Pháp luật hình sự thể hiện tính chất bất bình đẳng trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự (hình phạt trượng áp dụng cho Đàn ông, phụ nữ có thai từ hình thì cho 100 ngày khi sinh xong)

C – Chỉ khi nào phạm tội Thập ác mới có thể gánh chịu hình phạt tử hình (sai vì mấy nhóm tội: tội phạm cấm vệ, tội về quan chức,.. bị CHÉM)

D – Cả A và B đúng

E – Cả A, B và C đúng

5 – Pháp luật dân sự (thế kỷ XV – XVIII) có nội dung nào sau đây:

A – Không thừa nhận tính bất bình đẳng nam, nữ trong các quan hệ tài sản

B – Chỉ có chủ sở hữu tài sản mới có quyền thực hiện các giao dịch đối với tài sản đó

C – Mọi giao dịch về ruộng đất bắt buộc phải có chứng thực của Xã trưởng (phải lập thành khế ước và có xác nhận của xã trưởng)

D – Cả A và  C đúng

E – Cả A, B và C đúng


1 – Nội dung nào sau đây phù hợp với tổ chức chính quyền địa phương thời Lê giai đoạn 1428 – 1460:

A – Tổ chức chính quyền địa phương mang tính chất quân quản (ban đầu vẫn mang tính chất quân quản)

B – Thể hiện nguyên tắc tản quyền

C – Tăng cường quyền lực chính trị của chính quyền địa phương hơn so với các triều đại trước

D – Cả A và B đúng

E – Cả A, B và C đúng

2 – Nội dung nào sau đây phù hợp với việc vua Minh Mạng (1820 – 1840) xóa bỏ chính quyền cấp thành và thành lập đơn vị hành chính tỉnh:

A – Vua Minh Mạng muốn quản lý trực tiếp chính quyền địa phương (tổng trấn được vua ban sắc ấn riêng, trực tiếp kiển soát trấn)

B – Hạn chế sự can thiệp của triều đình đối với các hoạt động của chính quyền địa phương (tổng trấn được vua ban sắc ấn riêng, trực tiếp kiển soát trấn. Triều định lãnh đạo các thành qua tổng trấn và các tào)

C – Bảo đảm tập trung mạnh mẽ quyền lực nhà nước vào nhà vua

D – Cả A và C đúng

E – Cả A, B và C đúng

3 – Chính quyền quân quản trong một số giai đoạn lịch sử phong kiến Việt Nam có đặc điểm chung là:

A – Quyền lực nhà nước không phải lúc nào cũng tập trung tuyệt đối vào người đứng đầu nhà nước (câu này đúng – Trần và Hồ)

B – Chính quyền quân quản được thiết lập khi vương triều mới được hình thành

C – Bạo lực là phương tiện quan trọng nhất để nhà nước duy trì trật tự xã hội và chính thể quân chủ (câu này anh nghĩ đúng – Nhà nước quân quản là NN sử dụng quân đội để thực hiện công tác quản lý nhà nước)

D – Cả A và C đúng

E – Cả B và C đúng

4 – Nhận định nào sau đây phù hợp với pháp luật dân sự thế kỷ XV – XVIII:

A – Mọi tài sản đều được đem ra để thiết lập giao dịch dân sự

B – Bình đẳng – thỏa thuận là nguyên tắc cơ bản nhất trong quan hệ tài sản

C – Pháp luật dân sự không chịu ảnh hưởng từ các phong tục, tập quán

D – Cả B và C đúng

E – Cả A và C đúng

5 – Tại sao hợp đồng mua bán ruộng đất (theo pháp luật thế kỷ XV – XVIII) phải đem ra xã trưởng công chứng:

A – Là cách thức để nhà nước kiểm soát và quản lý ruộng đất  theo chính sách hạn điền (có chính sách quân điền, lộc điền… Thời này hình thức sở hữu tư nhân được công nhận vua mong cho dân nhiều của cải, càng làm giàu cho dân – có tài sản thì mới có tâm)

B – Xã trưởng được nhà vua bổ nhiệm để quản lý ruộng đất trong xã (anh nhớ xã trường thời này là do dân bầu)

C – Cả A và B đúng

D – Cả A và  B sai


1 – Nội dung nào sau đây phù hợp với tổ chức chính quyền địa phương thời Lê giai đoạn 1460 – 1527: – Lê Thánh Tông

A – Tổ chức chính quyền địa phương mang tính chất quân quản (đúng chắc è sai chắc thì có)

B – Thể hiện nguyên tắc tản quyền trong tổ chức chính quyền cấp Đạo (địa phương) – củng cố Trung ương Tập quyền – còn tản quyền ở địa phương

C – Tăng cường quyền lực chính trị của chính quyền địa phương hơn so với giai đoạn 1428 – 1460 – Từ 5 đạo chia làm 12 đạo à thu hẹp bớt quyền hành của chính quyền địa phương

D – Cả A và B đúng

E – Cả A, B và C đúng

2 – Nội dung nào sau đây phù hợp với việc vua Gia Long (1802 – 1820) thành lập chính quyền cấp thành: (không chắc lắm)

(Do sau khi đánh trả Tây sơn thông nhất đất nước, Triều nguyễn không đủ khả năng và uy tín để quản lý hai vùng Nam Băc à chấp nhận linh hoạt có hai  Thành làm cầu nối Triều đình với địa phương)

A – Giúp nhà vua kiểm soát và xử lý tốt hơn tình hình bất ổn ở hai phía Nam và phía Bắc

B – Triều đình hạn chế can thiệp đối với các hoạt động của chính quyền cấp thành

C – Việc thành lập cấp thành bảo đảm tập trung mạnh mẽ quyền lực nhà nước vào nhà vua.

D – Cả B và C đúng

E – Cả A, B và C đúng

3 – Chính quyền quân chủ thời Lý – Trần (1010 – 1400) có đặc điểm là:

A – Quyền lực nhà nước không phải lúc nào cũng tập trung tuyệt đối vào người đứng đầu nhà nước – Thời Trần có Thái thượng hoàng – nắm quyền trong quân đội ngoại giao, thần quyền

B – Chính quyền quân quản được thiết lập vào giai đoạn đầu của nhà Lý và nhà Trần – Nhà lý tiếp quản nền chính trị nhà Tiền Lê trong sự ổn định và đồng thuận của xã hội nên việc giữ bạo lực là k cần)

C – Có sự phân biệt rõ ràng giữa quyền hành pháp và tư pháp ở chính quyền trung ương (Sai – Vua năm hết)

D – Cả A và C đúng

E – Cả B và C đúng

4 – Nhận định nào sau đây phù hợp với pháp luật hình sự thế kỷ thời Lê (thế kỷ XV):

A – Không phải lúc nào cũng áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội Thập ác (tội này bị xử nghiêm, k được áp dụng chiếu cố, k được nộp tiền chuộc, k được ân xá đại xá,v..v à k biết là có áp dụng tử hình mọi trường hợp k) àNếu đúng thì là câu này.  Đ 504 nhé

B – Mọi chủ thể phạm tội đều bình đẳng trong việc gánh chịu trách nhiệm hình sự (sai vì có nguyên tắc chiếu cố <15 tuổi, >70tuổi, trừ thập ác tội)

C – Hành vi phạm tội giống nhau thì trách nhiệm hình sự như nhau (sai vì có nguyên tắc chiếu cố <15 tuổi, >70tuổi )

D – Cả B và C đúng

E – Cả A và C đúng

5 – Tại sao hợp đồng mua bán ruộng đất (theo pháp luật nhà Lê sơ) phải đem ra xã trưởng công chứng: không chắc è me too

A – Vì không phải người nào cũng có thể trở thành bên mua hoặc bên bán ruộng đất (đúng vì người nước ngoài k mua được)

B – Là cách thức để nhà nước kiểm soát và quản lý ruộng đất  theo chính sách hạn điền (có chính sách quân điền, lộc điền) (đúng luôn)

C – Xã trưởng được nhà vua bổ nhiệm để quản lý ruộng đất trong xã – Chức này không phải do triều đình nhà Hậu Lê cắt cử mà do nhân dân địa phương tự thống nhất đề cử lên, được các cấp trên của triều đình xét duyệt (khái niệm bổ nhiệm là cấp trên chọn một người để giữ chức vụ đó, vậy xét duyệt chắc k pải đâu nhỉ) (cái này sách ghi là do cấp phủ, huyện chỉ định) è A và B đúng nên đành chọn D dù không phục lắm

D – Cả A, B và C đúng

E – Cả B và  C đúng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *