bank-law

Tình huống 2.

1. Công ty X không được phép thực hiện hoạt động này.

Theo Khoản 4 Điều 112 Luật các TCTD 2010 qui định công ty cho thuê tài chính chỉ được cho vay dưới hình thức cho thuê tài chính.

Theo Điều 132 luật trên cũng quy định các TCTD không được phép kinh doanh bất động sản, trừ 3 trường hợp ngoại lệ được quy định tại các Khoản 1, 2, 3.

Tùy trường hợp công ty X cho công ty X thuê 110 xe ô tô dưới dạng cho thuê tài chính theo Khoản 4 hoặc cho thuê vận hành theo Khoản 6 Điều 112 Luật các TCTD 2010.

Nếu cho thuê tài chính thì phải tuân thủ theo các thỏa thuận giữa hai bên và 4 Điều kiện được quy định tại Điều 113.

Nếu là cho thuê vận hành thì phải tuân thủ Điều kiện tổng giá trị tài sản cho thuê vận hành không vượt quá 30% tổng tài sản có của công ty cho thuê tài chính.

Định nghĩa tại Khoản 16 Điều 3 Thông tư 30/2015/TT-NHNN

“Cho thuê vận hành là hình thức cho thuê hoạt động, theo đó công ty cho thuê tài chính cho thuê tài sản đối với Bên thuê vận hành để sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định theo nguyên tắc có hoàn trả tài sản khi kết thúc thời hạn thuê tài sản. Công ty cho thuê tài chính sở hữu tài sản thuê trong suốt thời hạn thuê. Bên thuê vận hành sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê quy định trong hợp đồng cho thuê vận hành.”

2. Công ty X không được thực hiện hành vi này.

Theo Khoản 1 Điều 112 Luật các TCTD 2010 qui định công ty cho thuê tài chính chỉ được nhận tiền gửi của tổ chức.

  1. Không được thực hiện.
  2. Không được thực hiện.

Theo Khoản 3 Điều 116 Luật các TCTD 2010 thì công ty cho thuê tài chính chỉ được mua trái phiếu chính phủ.

Bị cấm nhằm tập trung vào hoạt động kinh doanh tài chính.

Tình huống 3.

1. Được thực hiện, theo điểm d Khoản 1 Điều 108 Luật các TCTD 2010.

2. Được thực hiện, theo điểm a Khoản 1 Điều 108.

3. Được phép thực hiện nếu:

  •  Cho thuê tài chính thì đáp ứng đủ các Điều kiện được quy định về cho thuê tài chính tại Khoản 1 Điều nghị định 39/2014/NĐ-CP
  •  Cho thuê vận hành thì phải tuân thủ Điều kiện tổng giá trị tài sản cho thuê vận hành không vượt quá 30% tổng tài sản có của công ty cho thuê tài chính.

4. Được phép thực hiện.

  • Theo điểm g Khoản 1 Điều 108 Luật các TCTD 2010, công ty tài chính được phép phát hành thẻ tín dụng.
  • Nếu công ty được thành lập sau ngày 25/6/2014 (ngày nghị định 39/2014/NĐ-CP có hiệu lực thi hành.  thì phải đáp ứng đủ Điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 11 nghị định trên.
  • Nếu thành lập trước thì phải đáp ứng thêm Điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 11 nghị định trên.

5. Không được phép.

  • Theo Khoản 15 Điều 4 Luật các TCTD 2010 quy định mở thư tín dụng là 1 hình thức cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. Trong khi đó chỉ có ngân hàng thương mại mới được phép cung ứng dịch vụ này theo điểm a Khoản 6 Điều 98.

6. Được phép thực hiện, nếu:

  •  Đạt đủ các Điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 11 nếu thành lập sau ngày 25 tháng 6 năm 2014, thêm Điều kiện tại Khoản 2 nếu thành lập trước mốc thời gian trên.
  •  Dư nợ bao thanh toán tối thiểu chiếm 70% tổng dư nợ cấp tín dụng hoặc một tỷ lệ khác do Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ (điểm b Khoản 1 Điều 15 nghị định 39/2014/NĐ-CP.

Tình huống 4.

Theo báo cáo của ngân hàng Y về tình hình kinh doanh của mình, Giám đốc chi nhánh NHNN nơi ngân hàng đặt trụ sở đã lập kiến nghị đặt ngân hàng Y vào tình trạng kiểm soát đặc biệt và gửi lên Thống đốc NHNN. Thống đốc đã xem xét và ra quyết định kiểm soát đặc biệt với nội dung như sau:

1. Đặt ngân hàng Y vào tình trạng KSĐB do tổ chức này lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán.

Thẩm quyền: thống đốc NHNN đúng theo quy định.

Căn cứ:

  • Căn cứ vào Khoản 1 Điều 16 Thông tư 36/2014/TT-NHNN, Giám đốc hoặc Phó giám đốc được uỷ quyền quản lý về khả năng chi trả hằng ngày của ngân hàng. Căn cứ vào thông tin đề bài, Giám đốc ngân hàng quản lý về khả năng chi trả.
  • Tuy nhiên sau khi xử lý theo K2 Điều này thì dựa trên kết quả báo cáo của ngân hàng Y, Giám đốc ngân hàng Y đã kiến nghị với thống đốc ngân hàng NHNN. Tuy nhiên căn cứ theo K6 Điều này “Trường hợp có nguy cơ mất khả năng chi trả, tổ chức tín dụng phải kịp thời báo cáo Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Điều 145 Luật các tổ chức tín dụng.”
  • Ngân hàng NN (bao gồm: Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở chính.
  • Có báo cáo của Giám đốc Ngân hàng Y tới Thống đốc NHNN nhưng thiếu kết quả thanh tra, giám sát của NHNN nên việc đặt NH Y vào tình trạng KSĐB là chưa hợp lý.

CSPL: Căn cứ: điểm a Khoản 1 Điều 5 Thông tư 07/2013/TT-NHNN quy định về việc KSĐB đối với TCTD.

2. Thời hạn kiểm soát đặc biệt là 3 năm.

  • Thẩm quyền: thống đốc NHNN đúng theo quy định.
  • CSPL: điểm b Khoản 1 Điều 5 thông tư 07/2013 quy định về việc KSĐB đối với TCTD.
  • Về thời hạn 3 năm: có thể là hợp lý tuỳ trường hợp Thống đốc NHNN xem xét và quy định trong Quyết định KSĐB.
  • CSPL: Khoản 1 Điều 13 Thông tư 07/2013 quy định thời hạn kiểm soát đặc biệt

3. Thành lập Ban KSĐB: đúng thẩm quyền, căn cứ chưa hợp lý.

Quyết định KSĐB trên đã được gửi cho toàn bộ các chi nhánh NHNN còn lại, cơ quan công an, cơ quan báo pháp luật.

Trong quá trình thực hiện việc KSĐB, Ban kiểm soát đã ra những quyết định sau đây:

Chỉ đạo Giám đốc TCTD phân loại nợ hợp lý để lập kế hoạch thanh toán.

Ban kiểm soát được quyền chỉ đạo Giám đốc lập phương án củng cố tổ chức và hoạt động theo điểm a Khoản 1 Điều 148 Luật các TCTD 2010

Đình chỉ quyền điều hành của phó giám đốc ngân hàng Y do phát hiện ông này đã lợi dụng chức vụ quyền hạn để phê duyệt nhiều hợp đồng cho vay gây thiệt hại cho ngân hàng.

Được phép, nếu xem xét thấy cần thiết.

CSPL: điểm b Khoản 2 Điều 148 Luật các TCTD 2010.

Miễn nhiệm và đình chỉ công tác đối với trưởng phòng tín dụng NH.

Theo điểm c Khoản 2 Điều 148 luật các TCTD 2010, Ban kiểm soát đặc biệt không có thẩm quyền miễn nhiệm và đình chỉ công tác, chỉ có thể yêu cầu cầu Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc.  miễn nhiệm và đình chỉ công tác đối với trưởng phòng tín dụng NH nếu trưởng phòng có hành vi vi phạm pháp luật, không chấp hành phương án cơ cấu lại đã được phê duyệt, không chấp hành chỉ đạo của Ban kiểm soát đặc biệt.

Yêu cầu ngân hàng Z cho ngân hàng Y vay đặc biệt để nhằm phục hồi khả năng thanh toán của ngân hàng Y.

Theo Khoản 2 Điều 24 Luật NHNN 2010, BKS không có thẩm quyền yêu cầu ngân hàng Z, do thẩm quyền cho vay đặc biệt chỉ thuộc về ngân hàng nhà nước.

Tình huống 5

1. Không được phép thực hiện.

Theo Khoản 1, điểm a Khoản 2 Điều 103 Luật các TCTD 2010 qui định NHTM chỉ được phép thành thành lập công ty chứng khoán trực thuộc từ nguồn vốn Điều lệ và quỹ dự trữ, không phải nguồn vốn huy động thông qua việc phát hành trái phiếu.

Việc dùng tiền huy động được từ việc bán trái phiếu để đầu tư chứng khoán, một kênh đầu tư mang tính rủi ro cao sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của trái chủ.

2. Không được phép thực hiện.

Theo Khoản 2 Điều 103 luật các TCTD 2010 qui định NHTM chỉ được phép thành lập công ty cho thuê tài chính.

3. Được phép thực hiện.

CSPL: điểm b Khoản 3 Điều 98 Luật các TCTD 2010

4. Được phép thực hiện.

CSPL: điểm đ Khoản 3 Điều 98 Luật các TCTD 2010

5. Được phép thực hiện.

CSPL: Khoản 4 Điều 98 Luật các TCTD 2010

Mở tài khoản ngân hàng thì ngân hàng kiêm luôn quản lý tài khoản.

Tình huống 6.

1. Quan điểm của công ty Y là sai.

Theo quy định của pháp luật hiện hành không quy định rằng hợp đồng tín dụng cần phải có công chứng mới có hiệu lực. Theo Khoản 1 Điều 401 BLDS 2015 thì hợp đồng tín dụng này có hiệu lực kể từ thời điểm hai bên tiến hành giào kết (trừ khi có thỏa thuận khác giữa 2 bên. . Vậy nên công ty Y phải thực hiện nghĩa vụ của mình được quy định tại Khoản 1 Điều 466 BLDS 2015: phải trả đủ tiền khi đến hạn.

2. Việc ngân hàng ABC tiến hành cho vay 5 tỷ mà không có bảo đàm thì không vi phạm các quy định của pháp luật ngân hàng.

Khoản 1 Điều 15 Thông tư 39/2016 quy định:” Việc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay hoặc không áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận…”

Hậu quả thì phía ngân hàng sẽ phải chịu trách nhiệm theo Khoản 2 Điều trên “Tổ chức tín dụng quyết định và chịu trách nhiệm về việc cho vay không áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay.”.

Tình huống 7.

1. Theo Khoản 12 Điều 4 luật NHNN 2010 quy định ngân hàng nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý đặc biệt đối với tổ chức tín dụng vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, gặp khó khăn về tài chính, có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống ngân hàng bao gôm ra quyết định sáp nhập tổ chức tín dụng.

Như vậy quyết định trên là hợp pháp

Tham khảo thêm Khoản 7 Điều 2 Nghị định 16/2017 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNNVN.

2. Các cổ đông này có thể khơi kiện ngân hàng NNVN theo thủ tục tố tụng hành chính.

Quyết định hành chính của NHNN thuộc đối tượng khởi kiện của tốt tụng hành chính, theo quy định tại Khoản 1 Điều 30 Luật TTHC 2015.

Theo Khoản 1 Điều 32 Luật trên quy định thẩm quyền thụ lý vụ án thuộc về TAND cấp tỉnh nơi ngân hàng M đặt trụ sở. Trường hợp NH M không có trụ sở đặt tại lãnh thổ Việt Nam thì thẩm quyền thuộc về TAND cấp tỉnh nơi mà NHNN ra quyết định.

Tình huống 8.

1. Được phép thực hiện.

CSPL: điểm a Khoản 1 Điều 108 luật các TCTD 2010

2. Không được phép thực hiện

CSPL: Khoản 15 Điều 4, điểm a Khoản 6 Điều 98 luật các TCTD 2010

3. Không được phép thực hiện

CSPL: Khoản 4 Điều 109 luật các TCTD 2010, chỉ được mở tài Khoản quản lý tiền gửi, tiền vay cho khách hàng.

Tình huống 9.

3 bên trong hợp đồng bảo lãnh:

  • Bên được bảo lãnh: công ty Y
  • Bên nhận bảo lãnh: công ty X
  • Bên bảo lãnh: ngân hàng M (trước là ngân hàng Z.

Định nghĩa bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước: quy định tại Khoản 15 Điều 3 Thông tư 28/2012/TT-NHNN (đã hết hiệu lực. : “là cam kết của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh để bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước của bên được bảo lãnh theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp bên được bảo lãnh phải hoàn trả tiền ứng trước mà không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ thì bên bảo lãnh sẽ thực hiện thay.”

Công ty X ký HĐ với công ty Y, ngân hàng Z (sau là ngân hàng M.  đứng ra bảo lãnh phần tiền ứng trước của công ty X, dưới hình thức chứng thư bảo lãnh hoặc hợp đồng bảo lãnh (để nghĩa vụ bảo lãnh này có hiệu lực, theo điểm a và b khoản 12 điều 3 Thông tư 07/2015/TT-NHNN. . Căn cứ để để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh được quy định tại Điều 41 Nghị định 163/2006/NĐ-CP. Cần phải xem các bên thỏa thuận như thế nào trong hợp đồng bảo lãnh để xếp vào 1 trong 4 trường hợp được liệt kê tại các điều trên.

  • Nếu hợp đồng bảo lãnh giữa các bên là hợp đồng bảo lãnh vô điều kiện (mệnh lệnh thanh toán không cần chứng từ kèm theo.  thì NH M có nghĩa vụ thanh toán ngay lập tức khi có yêu cầu từ công ty X trong trường hợp công ty Y không thể thực hiện nghĩa vụ của mình và đồng ý trả số tiền tạm ứng.
  • Nếu hợp đồng bảo lãnh giữa các bên là HĐBL có điều kiện thì công ty X cần xuất trình chứng từ của công ty Y hoặc chứng minh được sự vi phạm nghĩa vụ HĐ của công ty Y (công nợ giữa X và Y. .

Tình huống 10

1. Quan hệ bảo đảm tiền vay trong tình huống trên là quan hệ bảo lãnh, bên bảo lãnh là vợ chồng ông Quang, bên nhận bảo lãnh là ngân hàng MB, bên được bảo lãnh là vợ chồng ông Văn.

Ông Quang đã sử dụng biện pháp thế chấp QSDĐ để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

2. Hình thức bảo đảm tiền vay trong tín dụng ngân hàng phải được lập dưới dạng hợp đồng, hình thành hợp đồng riêng biệt với hợp đồng cho vay, có thể cần công chứng và đăng ký tùy trường hợp.

Nội dung bao gồm:

  •  Phạm vi bảo đảm (số tiền nợ gốc, lãi vay, các khoản phí….
  •  Đối tượng tài sản dùng làm bảo đảm (đặc điểm, giá trị ….
  •  Hình thức bảo đảm tiền vay (cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay. .
  •  Bên giữ tài sản và giấy tờ về tài sản.
  •  Quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ hợp đồng bảo đảm.
  •  Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm.
  •  Phương thức xử lý tài sản bảo đảm.
  •  Giải quyết tranh chấp phát sinh.
  •  Những thoả thuận khác.
  •  Hiệu lực của hợp đồng.

Tình huống 14

1. Theo Khoản 1 Điều 468 BLDS 2015 quy định “… các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác…” Như vậy trong tín dụng các bên được thỏa thuận về lãi suất cho vay theo Khoản 2 Điều 91 Luật các TCTD 2010.

2. Tại phiên tòa phúc thẩm, TAND tỉnh Thanh Hóa đã tuyên hủy toàn bộ bản án sơ thẩm và chấp nhận một phần phản tố của Công ty CP Bắc Trung Nam trong việc không cấp bản sao đăng ký xe ô tô để lưu hành là lỗi của Ngân hàng VietinBank Thanh Hóa và phía Ngân hàng phải bồi thường lại những thiệt hại đã gây ra.

CSPL: Khoản 1 Điều 321 BLDS 2015 qui định: “Khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng là tài sản thế chấp theo thỏa thuận.”

Tình huống 15:

Hiệu lực của HĐTD có thể không phát sinh hiệu do không đúng thẩm quyền.

Đầu tiên cần xác định ở đây ông Tân không còn là người đại diện theo pháp luật của công ty Đỗ Gia tuy trong nội quy lao động vẫn xác nhận ông là ng đại diện theo pháp luật. Chính việc này có thể dẫn đến gây nhầm lẫn cho công ty đối tác.

TH thứ nhất, ông Tân ko còn quyền đại diện cho công ty NHƯNG được công ty Đỗ Gia đồng ý hoặc ông Đỗ hữu Hà Hà ủy quyền cho ông Tân làm đại diện theo pháp luật cho công ty (nếu công ty có quy định.  thì theo Khoản 1 Đ 142 BLDS 2015 HĐTD do ông Tân ký với NH vẫn có hiệu lực theo thỏa thuận. Giao dịch dân sự này vẫn có hiệu lực cho dù Công ty biết hay không.

TH thứ hai, ông Tân ko có quyền đại diện, ko được công ty đồng ý, cũng như không được ủy quyền nhưng vẫn xác lập giao dịch với NH. NH không biết rằng ông Tân không còn là người đại diện theo PL của công ty. Trong TH này, NH phải thông báo cho công ty hoặc người đại diện hợp pháp để được trả lời trong 1 thời hạn ấn định. Quá thời hạn này mà công ty hoặc người đại diện ko trả lời thì HĐ đã ký kết ko làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với công ty. Nhưng vẫn phát sinh nghĩa vụ đối với người ko có quyền đại diện là ông Tân, trừ TH NH hủy bỏ hợp đồng, CSPL tại Khoản 2, 3 Điều 142 BLDS 2015.

TH thứ ba, ông Tân ko có quyền đại diện, ko được công ty đồng ý, cũng như không đc ủy quyền nhưng vẫn xác lập giao dịch với NH. NH biết ông Tân không còn là người đại diện theo PL của công ty nhưng không thông báo cho công ty biết thì HĐ đã ký kết không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với công ty và ông Tân theo Khoản 1, 2, 3 Điều 142 BLDS.

Việc đại diện trái với quy định pháp luật của ông Tân có thể dẫn đến hậu quả HĐTD mà ông đã ký kết giữa ông vs NH không làm phát sinh hiệu lực cho công ty như đã giải thích ở trên. Về HĐ thế chấp tài sản. Tài sản thế chấp là QSDĐ và nhà ở gắn liền trên đất. Theo tình huống, đây là tài sản tạo lập chung của vợ chồng theo Khoản 1 Điều 210 BLDS. Vì là tài sản chung của vợ chồng nên ông Tân và bà O phải cùng thỏa thuận bàn bạc về việc định đoạt tài sản chung này. TH bà O không ủy quyền hoặc ko biết rằng ông Tân đã lấy tài sản chung đi thế chấp thìviệc giao kết HĐTC này là trái với quy định của pl. Đây là căn cứ bị TA tuyên vô hiệu theo Điều 122 và điểm b Khoản 1 Điều 117 BLDS, người tham gia giao dịch không tự nguyện.

Trường bà O biết nhưng im lặng …

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 1

Câu 1. Ông A là chủ doanh nghiệp tư nhân X. Ông A sở hữu 12% vốn cổ phần của công ty Y. Ông này đồng thời là thành viên Ban kiểm soát công ty tài chính Z (có vốn tự có là 500 tỷ đồng. Doanh nghiệp tư nhân X muốn vay của công ty tài chính Z 5 tỷ đồng trên cơ sở tài sản bảo đảm của ông A là quyền sử dụng đất và nhà gắn liền với đất trị giá 7 tỷ. Công ty tài chính Z có chấp nhận cho vay không? Vì sao?

Theo Điều 183 LDN 2014, DNTN không có tư cách pháp nhân, người đại diện theo PL cũng là chủ sở hữu nên người đại diện theo PL cho DN X để vay CTTC Z là ông A, chủ DNTN X, đồng thời là thành viên BKS của CTTC Z.

Theo điểm a Khoản 1 Điều 126 Luật các TCTD 2010 qui định TCTD không được phép cấp tín dụng cho thành viên BKS của tổ chức đó.

CTTC Z không được chấp nhận cho vay.

Câu 2. Công ty CP Y muốn vay của công ty tài chính Z 30 tỷ đồng trong thời hạn 1 năm, biết lãi suất hiện tại là 10%/năm. Tài sản bảo đảm là toàn bộ nhà xưởng và dây chuyền sản xuất của công

Theo điểm d Khoản 1 Điều 127 Luật các TCTD qui định Doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 126 của Luật này sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó thuộc đối tượng hạn chế cấp tín dụng của TCTD.

Ông A là thành viên Ban kiểm soát của CTTC Z (đối tượng tại K1 Đ126. , sở hữu 12% vốn cổ phần của công ty Y (đối tượng tại điểm d K1 Đ127. . Vậy công ty Y thuộc đối tượng hạn chế cấp tín dụng của CTTC Z.

Khoản 2 Điều 127 qui định: “Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với các đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này không được vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.”

Như vậy CTTC Z chỉ được cho công ty CP Y vay tối đa 5% vốn tự có của mình. Trong khi đó công ty Y vay 30 tỷ, chiếm 30/500*100%= 6% vốn tự có của TCTD Z.

CTTC Z không được chấp nhận cho vay.

Câu 3. Giả sử công ty Y được chấp nhận cho vay theo trường hợp trên. Do công ty Y vi phạm nghĩa vụ trả nợ, công ty tài chính Z ra thông báo và quyết định xử lý tài sản bảo đảm nói trên để thu hồi nợ. Số tiền thu hồi được từ việc xử lý tài sản bảo đảm là 30 tỷ đồng. Do đó, công ty Y đã nhờ ông A đã dùng phần vốn góp trị giá 5 tỷ đồng của mình tại công ty tài chính Z để thay thế nghĩa vụ trả nợ trên của công ty. Hỏi công ty tài chính Z có chấp nhận phương án trả nợ này không? Vì sao?

Theo Khoản 3 Điều 307 BLDS 2015 qui định trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp mà nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ bảo đảm thì phần nghĩa vụ chưa được thanh toán được xác định là nghĩa vụ không có bảo đảm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bổ sung tài sản bảo đảm.

Ở đây công ty Y đã thỏa thuận dùng tài sản của ông A để thay thế nghĩa vụ trả nợ của công ty.

Theo Khoản 5 Điều 126 Luật các TCTD 2010 qui định: “Tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng trên cơ sở nhận bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc công ty con của tổ chức tín dụng.”

Công ty Z không được chấp nhận phương án trả nợ trên.

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 2

Ông A là đại diện theo pháp luật của công ty TNHH X. Ngày 14/3/2011, Ông A kí HĐTD số 546/2011 với ngân hàng Y. Nội dung hợp đồng: số tiền vay: 800 triệu đồng, mục đích xây dựng nhà xưởng, thời hạn vay 12 tháng, lãi suất: 1,2%/tháng. Tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất thuộc sở hữu của ông A trị giá 2 tỷ đồng. Hợp đồng thế chấp đã được công chứng vào ngày 14/3/2011.

Ngày 17/7/2011, Công ty X có văn bản thay đổi người đại diện, theo đó ông B sẽ là người đại diện mới của công ty. Tuy nhiên, vào ngày 20/7/2011. ông A vẫn lấy danh nghĩa là người đại diện công ty X kí tiếp HĐTD số 305/2011 với ngân hàng Z. Nội dung hợp đồng: số tiền vay 500 triệu đồng, lãi suất: 1,2 %/ tháng, thời hạn vay 10 tháng, mục đích là mua nguyên liệu phục vụ cho sản xuất. Tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất ông A đã đem thế chấp tại ngân hàng Y. Hợp đồng thế chấp đã được công chứng và đăng kí giao dịch bảo đảm ngày 20/7/2011.

Câu 1. Giả sử, sau khi công ty vay được 800 triệu đồng theo HĐTD số 546/2011, nhưng lại không dùng để xây nhà xưởng mà dùng để mua phương tiện vận chuyển. Hành vi của công ty như vậy là đúng hay sai? Ngân hàng sẽ xử lí thế nào? (1,5đ)

Theo Khoản 2 Điều 4 Thông tư 39/2016 qui định: “Khách hàng vay vốn tổ chức tín dụng phải đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích.”

Như vậy hành vi của công ty Y là vi phạm hợp đồng và pháp luật. Phương thức xử lý:

Theo Điều 25 thông tư trên thì ngân hàng sẽ có phương thức xử lí là phạt vi phạm HĐ và yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có.  theo thỏa thuận giữa 2 bên trong hợp đồng.

Ngoài ra, theo Khoản 1 Điều 95 Luật các TCTD 2010 qui định: “Tổ chức tín dụng có quyền chấm dứt việc cấp tín dụng, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm các quy định trong hợp đồng cấp tín dụng.” Ngân hàng có quyền chấm dứt việc cho vay và yêu cầu công ty trả nợ.

Câu 2. Hợp đồng tín dụng số 305/2011 có hiệu lực pháp lý hay không? (1,5đ.)

Theo Khoản 1, 2, 3 Điều 142 BLDS 2015 qui định:

“1. Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ một trong các trường hợp sau đây:

  1. a) Người được đại diện đã công nhận giao dịch;
  2. b) Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý;
  3. c) Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình không có quyền đại diện.
  4. Trường hợp giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện thì người không có quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch.
  5. Người đã giao dịch với người không có quyền đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đã xác lập và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch hoặc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.”

Như vậy việc HĐTD số 305/2011 có hiệu lực pháp lý hay không tùy thuộc vào việc ông A kí hợp đồng cho công ty có thuộc các trường hợp ngoại lệ đã nêu trên hay không.

Theo Khoản 1 Điều 47 Luật công chứng 2014 qui định: “Trường hợp người yêu cầu công chứng là tổ chức thì việc yêu cầu công chứng được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của tổ chức đó.”

Như vậy việc công chừng đã có sai phạm về mặt thủ tục, nên có thể được yêu cầu tòa án tuyên bố hợp đồng được công chứng vô hiệu, bởi các đối tượng được yêu cầu qui định tại Điều 52 Luật công chứng 2014: “Công chứng viên, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền đề nghị Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu khi có căn cứ cho rằng việc công chứng có vi phạm pháp luật.”

Câu 3. Giả sử hợp đồng tín dụng số 305/2011 có hiệu lực. Việc đem tài sản là quyền sử dụng đất đã thế chấp tại ngân hàng Y để tiếp tục thế chấp tại ngân hàng Z có được không? Nếu được thì phải thoả mãn điều kiện gì. (1,5đ)

Theo Khoản 1,2 Điều 296 BLDS 2015 qui định:

“1. Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

2. Trường hợp một tài sản được bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì bên bảo đảm phải thông báo cho bên nhận bảo đảm sau biết về việc tài sản bảo đảm đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. Mỗi lần bảo đảm phải được lập thành văn bản.”

Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc Pháp luật có quy định khác thì trị giá của quyền sử dụng đất của ông A phải có giá trị lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm tại thời điểm xác lập giao dịch. Và ông A phải thông báo cho 2 ngân hàng, mỗi lần bảo đảm phải được lập thành văn bản.

Câu 4. Đến ngày 14/3/2012, công ty X không trả nợ cho ngân hàng Y, nên ngân hàng đã ra thông báo xử lí tài sản thế chấp. Hỏi trong trường hợp này, ngân hàng Z có quyền thu hồi nợ trước hạn đối với HĐTD số 305/2011 hay không? Việc xử lí tài sản thế chấp này như thế nào? (2,5đ)

Theo Khoản 3 Điều 296 BLDS 2015 qui định: “Trường hợp phải xử lý tài sản để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn thì các nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn đều được coi là đến hạn và tất cả các bên cùng nhận bảo đảm đều được tham gia xử lý tài sản. Bên nhận bảo đảm đã thông báo về việc xử lý tài sản có trách nhiệm xử lý tài sản, nếu các bên cùng nhận bảo đảm không có thỏa thuận khác.”

Ngân hàng Y đã ra thông báo xử lí tài sản thế chấp, như vậy nghĩa vụ trả nợ của công ty X với NH Z được xem là đến hạn. Như vậy NH Z có quyền thu hồi nợ trước hạn đối với HĐTD số 305/2011.

Thứ tự: Việc xử lý tài sản thế chấp này theo trình tự qui định tại Khoản 1 Điều 308 BLDS 2015.

Do HĐ thế chấp tài sản giữa ông A và NH Z đã được đăng ký và phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba, trong khi HĐ thế chấp giữa ông A với NH Y không được đăng ký nên NH Z sẽ được ưu tiên thanh toán trước, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận về thay đổi thứ tự.

Phương thức xử lí: theo Khoản 1 Điều 303 BLDS 2015

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 3

Ngày 15/3/2012, công ty A (do ông X là người đại diện theo pháp luật. kí hợp đồng tín dụng với ngân hàng B vay số tiền 300 triệu đồng, thời hạn vay: 5 tháng, tài sản bảo đảm là ngôi nhà thuộc sở hữu của bà Y. Hợp đồng thế chấp đã được kí kết và công chứng nhưng chưa đăng ký giao dịch bảo đảm.

Câu 1. Khoản nợ đến hạn nhưng công ty A đã không trả nợ được cho ngân hàng, do đó ngân hàng đã tự động trích 100 triệu đồng từ tài khoản tiền gửi của công ty tại ngân hàng để thu hồi nợ, đồng thời có văn bản thông báo về việc này cho công ty biết. Hỏi hành vi của ngân hàng là đúng hay sai?

Theo Khoản 2 Điều 95 Luật các TCTD 2010 qui định: “Trong trường hợp khách hàng không trả được nợ đến hạn, nếu các bên không có thỏa thuận khác thì tổ chức tín dụng có quyền xử lý nợ, tài sản bảo đảm tiền vay theo hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng bảo đảm và quy định của pháp luật.”

Việc hành vi ngân hàng là đúng hay sai còn phụ thuộc vào việc các bên thỏa thuận xử lý Khoản nợ đến hạn nhưng không trả được trong HĐTD, HĐBĐ như thế nào.

Khách hàng gửi tiền tại ngân hàng thì có thể xem đây là một hình thức cho vay (NH phải trả lãi, chủ sở hữu sẽ là ngân hàng kể từ lúc nhận được số tiền vay.

CSPL: Theo Điều 464 BLDS 2015 qui định về quyền sở hữu đối với tài sản vay: “Bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó.”

Và Điều 186 BLDS 2015 qui định: “Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.”

Như vậy công ty được phép thực hiện hoạt động trên.

Câu 2. Sau khi có văn bản yêu cầu công ty thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng đã kí kết, công ty đã gửi thông báo từ chối thanh toán với lý do công ty không hề sử dụng số tiền này mà ông X đã sử dụng toàn bộ. (Có bằng chứng là sổ sách của công ty không hề ghi nhận số tiền nói trên. Hỏi: lý do mà công ty đưa ra có chấp nhận được không?

Theo Khoản 1 Điều 139 BLDS 2015 qui định “Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện với người thứ ba phù hợp với phạm vi đại diện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện.”.

Do ông X là người đại diện hợp pháp của công ty đã ký HĐTD với NH B nên Cty có nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng.

Câu 3. Khi ngân hàng làm thủ tục kê biên xử lý ngôi nhà của bà Y để thu hồi nợ. Bà Y đã không đồng ý với lý do hợp đồng thế chấp mà bà đã kí vô hiệu. Anh/ chị hãy nhận xét về lý do mà bà Y đưa ra.

Theo điểm b Khoản 1 Điều 4 Nghị định 102/2017/NĐ-CP (thay thế Nghị định 83/2010.  qui định thế chấp tài sản gắn liền với đất phải đăng ký giao dịch bảo đảm nếu bà Y đã được chứng nhận quyền sử dụng đất mà ngôi nhà bà gắn liền.

Theo Khoản 1 Điều 298 BLDS 2015, do HĐ thế chấp chưa được đăng ký nên chưa phát sinh hiệu lực. Vậy lý do bà Y đưa ra hợp lý.

Bấm tải về:

  1. Văn bản pháp luật cần thiết
  2. Tập bài giảng Luật Ngân hàng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *