Insurance concept with human hands and accident protection symbols flat vector illustration

Bài tập tình huống 1:

Ông Nguyễn Văn T. làm việc cho Cty X theo chế độ hợp đồng lao động và tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế từ ngày 01/3/2008. Ngày 01/01/2009 ông T và Cty X bắt đầu tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Ngày 01/5/2011 Ông Thanh ký HĐLĐ làm việc thêm cho Cty Y và làm việc cho cả hai công ty đến nay.

Hỏi:

1.Từ khi ông ký thêm HĐLĐ với công ty Y thì quyền lợi về tham gia BHXH và BHYT của ông Thanh có thay đổi gì không?

2. Ngày 13/8/2016, ông T  bị tai nạn giao thông. Ông phải nghỉ việc nằm điều trị tại bệnh viện 2 tháng. Sau khi điều trị ổn định thương tật, ông bị suy giảm 45% khả năng lao động:Nếu trong trường hợp trên, ông T bị tai nạn trên đường đi công tác cho Công ty X thì Công ty X, Công ty Y và cơ quan BHXH phải có những trách nhiệm gì đối với tai nạn của Ông T?

a. Nếu trong trường hợp trên, ông T bị tai nạn trên đường đi công tác cho Công ty X thì Công ty X, Công ty Y và cơ quan BHXH phải có những trách nhiệm gì đối với tai nạn của Ông T?

b. Nếu trong trường hợp trên, ông T bị tai nạn trên đường đi công tác cho Công ty Y thì Công ty X, Công ty Y và cơ quan BHXH phải có những trách nhiệm gì đối với tai nạn của Ông T?

c. Nếu trong trường hợp trên, ông T bị tai nạn trên đường từ Công ty X đến Công ty Y (Sau khi làm việc xông cho công ty X, ông đến đi làm cho công ty Y)  thì Công ty X, Công ty Y và cơ quan BHXH phải có những trách nhiệm gì đối với tai nạn của Ông T?

Bài làm:

1. Từ  khi  ông T ký thêm HĐLĐ với công ty Y thì quyền lợi về tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) và bảo hiểm y tế (BHYT) của ông T có những thay đổi đó là:

Thứ nhất, đối với BHXH: người lao động (ông T) và người sử dụng lao động của hợp động lao động giao kêt đầu tiên (công ty X) phải có trách nhiệm tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của pháp luật. Người sử dụng lao động của hợp động còn lại (công ty Y) có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức BHXH bắt buộc, thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật, cơ sở pháp lý Điểm a Khoản 1 Điều 4 NĐ 44/2013[1].

Thứ hai, đối với BHYT : ông T và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động có mức lương cao hơn (xác định công ty X và công ty Y ông T được hưởng mức lương theo hợp đồng ở công ty nào cao hơn) có trách nhiệm tham gia đóng BHYT theo quy định của pháp luật về BHYT. Người sử dụng lao động của hợp đồng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế. Cơ sở pháp lý Điểm a Khoản 2 Điều 4 NĐ 44/2013[2].

2. a. Trường hợp ông T bị tai nạn trên đường đi công tác cho công ty X:  thì người sử dụng lao động (công ty X) và tổ chức BHXH có trách nhiệm giải quyết các chế độ cho người lao động theo quy định của pháp luật, cơ sở pháp lý Khoản 1 Điều 5 NĐ 44/2013[3].
Trách nhiệm của cơ quan BHXH : Trong trường hợp này ông T  bị tai nạn khi đi công tác cho công ty X và bị suy giảm 45% khả năng lao động nên nên đủ điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động quy định tại Điểm b Khoản 1, Khoản 2  Điều 43 Luật BHXH năm 2014[4]. Ông T bị suy giảm 45%  khả năng lao động nên sẽ được hưởng mức trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Điều 47 Luật BHXH 2014[5].

Trách nhiệm của công ty X: Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với ông T . Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho ông T khi bị tai nạn lao động, phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.Bồi thường cho ông T khi bị tai nạn lao động theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật lao động 2012, cơ sở pháp lý Điều 144 BLLĐ 2012[6].

2.b. Trường hợp ông T bị tai nan trên đường đi công tác cho công ty Y :

Trách nhiệm của cơ quan BHXH như câu a

Trách nhiệm của công ty Y: theo Khoản 1 Điều 5 NĐ 44/2013 thì khi người lao động bị tai nạn lao động trong quá trình thực hen công việc trong hợp đồng cho người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm giải quyết các chế độ cho người lao động theo quy đinh của pháp luật. Do đó công ty T phải thực hen trách nhiệm của mình với ông T như công ty X ở câu a.

2.c. Ông T bị tai nạn trên đường từ công ty X đến công ty Y ( sau khi làm việc xong cho công ty X, ông đến làm cho công ty Y).

Trách nhiệm của cơ quan BHXH, trong trường hợp này ta xác định ông T bị tai nạn  trên tuyến đường từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý  mặc dù ông T xuất phát từ công ty X, như vậy vẫn đủ điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao đồng, cơ sở pháp lý Điểm c Khoản 1 Điều 43 Luật BHXH 2012. Do đó cơ quan BHXH phải chịu thực hen nghĩa vụ như câu a.

Như đã xác định ở trên ông T bị tai nạn trên tuyến đường đến làm việc cho công ty Y, nên công ty Y có trách nhiệm đối với ông T như câu a.

Bài tập tình huống số 2:

Ông Văn làm công việc đặc biệt nặng nhọc tại doanh nghiệp nhà nước A. từ 01/01/1990. Đến 01/01/2006 ông chuyển sang làm việc tại doanh nghiệp B. theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Ngày 01/04/2016, vì lý do sức khoẻ yếu (ông Văn có giấy chứng nhận của Hội đồng giám định y khoa là đã suy giảm 62% khả năng lao động) nên ông làm đơn xin nghỉ việc và đến cuối tháng 5/2016 thì ông chính thức nghỉ. Tháng 10/2016, lúc vừa tròn 55 tuổi, ông Văn gửi hồ sơ đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết trợ cấp hưu trí hàng tháng cho ông.

Hỏi:

1. Ông Văn có được hưởng trợ cấp hưu trí hàng tháng không và nếu có thì đó là chế độ nào?

2. Doanh nghiệp nơi ông Văn làm việc có trách nhiệm giải quyết chế độ gì cho ông khi ông nghỉ việc không? Vì sao?

Bài làm:

Ông Văn được hưởng trợ cấp hưu trí hàng tháng, đó là hưởng lương hưu do suy giảm khả năng lao động, vì:

Thứ nhất, tháng 10/2016, là lúc ông Văn vừa tròn 55 tuổi, vậy lúc ông chính thúc nghỉ việc vào tháng 5/ 2016 là ông được 54 tuổi 7 tháng.

Thứ hai, ông Văn có giấy chứng nhận của Hội đồng giám định y khoa là đã suy giảm 62% khả năng lao động.

Thứ ba, giả sử ông Văn đã đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội.

Từ ba dẫn chứng trên và căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 “1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

“a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;”, ông Văn có đủ điều kiến để hưởng hưu trí hàng tháng.

Doanh nghiệp nơi ông Văn làm việc có trách nhiệm giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc cho ông Văn vì:

Căn cứ Khoản 1 Điều 48 BLLĐ 2012 “1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.” và Khoản 3 Điều 36 BLLĐ 2012 “Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.” Thì Doanh nghiệp B có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho ông Văn từ ngày 31/12/2008 trở về trước.

Bài tập tình huống 3:

Ông An có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định 25 năm, có mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối là Mbqtl= 700.000đ, của 6 năm cuối là 670.000đ. Ngày 01/01/2014 ông chuyển sang làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài X. Diễn biến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội khi làm việc cho Doanh nghiệp X như sau: từ 1/1/2014 đến 31/12/2014 là 10.000.000đ; từ 1/1/2015 đến 31/12/2015 là 12.500.000 đ; từ 1/1/2016 đến 31/5/2016 là 15.000.000đ. Ngày 1/6/2016, ông xin hưởng chế độ hưu trí. Hãy tính chế độ hưu trí cho ông An trong các trường hợp sau: 

  1. Ông An sinh ngày 01/6/1955.
  2. Ông An sinh ngày 01/01/1963, bị suy giảm 63% khả năng lao động
  3. Ông An sinh ngày 01/01/1968, bị suy giảm khả năng lao động 63%, có đủ 15 năm làm công việc đặc biệt nặng nhọc.

Bài giải:

Ông An có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định 25 năm sau đó ngày 01/01/2014 ông An chuyển sang làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đến 01/6/2016 ông xin hưởng chế độ hưu trí tức ông An đã có tổng cộng 27 năm 5 tháng đóng bảo hiểm xã hội và 5 tháng lẻ sẽ được tính là nửa năm theo Khoản 2 Điều 17 Thông tư 59/2015 nên số năm đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu của ông An là 27,5 năm.

Tiền lương tháng bình quân đóng bảo hiểm xã hội của ông An được tính theo Khoản 3 Điều 62 Luật bảo hiểm xã hội 2012 (Luật BHXH) vì ông An vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.

+ Thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo Điểm a Khoản 1 Điều 62 Luật BHXH (vì đến 01/01/2014 ông An đã có 25 năm đóng bảo hiểm xã hội tức ông An phải tham gia bảo hiểm xã hội trước 01/01/1995) là bình quân tiền lương của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

+ Thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quy định là bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

=> Bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của ông An :

(700.000+10.000.000+12.500.000+15.000.000)/4=9.550.000

1. Ông An sinh ngày 01/6/1955

Đến thời điểm ông An xin hưởng chế độ hưu trí ngày 01/6/2016 ông An đã 61 tuổi đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo Điểm a Khoản 1 Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội 2014.

Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông An được tính như sau:

-15 năm đầu đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng 45%

-Từ năm thứ 16 đến năm thứ 27,5 là 12,5 năm, tính thêm 12,5 x 2% = 25%.

– Tổng hai tỷ lệ trên là: 45% + 25% = 70%.

Như vậy tiền lương hưu hằng tháng ông An nhận được là 70% x 9.550.000 = 6.685.000

2. Ông An sinh ngày 01/01/1963, bị suy giảm 63% khả năng lao động.

Lúc này ông An 53 tuổi 05 tháng đủ điều kiện được hưởng lương hưu theo Điểm a Khoản 1 Điều 55 Luật BHXH.

Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông An được tính như sau: Tương tự như trên tổng tỷ lệ là 70% nhưng ông An nghỉ hưu khi 53 tuổi 05 tháng (nghỉ trước 60 tuổi theo quy định là 6 năm 07 tháng) nên tỷ lệ giảm trừ do nghỉ hưu trước tuổi là 13% (Khoản 3 Điều 56 Luật BHXH).

Như vậy tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông An sẽ là 70% – 13% = 57%. Do đó tiền lương hưu hằng tháng ông An được nhận là 57% x 9.550.000 = 5.443.500

3. Ông An sinh ngày 01/01/1968, bị suy giảm khả năng lao động 63% có đủ 15 năm làm công việc đặc biệt nặng nhọc.

Lúc này ông An 48 tuổi 5 tháng đủ điều kiện được hưởng lương hưu theo Điểm c Khoản 1 Điều 55 Luật BHXH.

Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông An được tính như sau: Tương tự như trên tổng tỷ lệ là 70% nhưng ông An nghỉ hưu khi 48 tuổi 5 tháng (trước 55 tuổi theo quy định Điểm b Khoản 1 Điều 54 là 6 năm 07 tháng) nên tỷ lệ giảm trừ do nghỉ hưu trước tuổi là 13%.

Như vậy tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông An cũng là 70% – 13% = 57%. Do đó tiền lương hưu hằng tháng ông An được nhận là 57% x 9.550.000 = 5.443.500

Bài tập tình huống số 4:

Ngày 20/5/2013, tại công trường xây dựng tòa CT10, khu đô thị Đại Thanh, huyện Thanh trì, Hà Nội xảy ra tai nạn lao động. Nguyên nhân được xác định là do thang vận phía bên trái tòa nha đang xây dựng bị trục trăc kỹ thuật nên rơi thẳng xuống đất. lúc đó, bên trong lồng thang vẫn có ba công nhân. Hai công nhân là anh K và anh B đã tử vong ngay tại chỗ. Người còn lại là anh Q bị thương nặng phải cấp cứu vào bệnh viện BM.

Sau thời gian điều trị 3 tháng, anh Q được xác định bị liệt cột sống, suy giản 83% khả năng lao động. Anh Q phải nghỉ việc.

Hãy giải quyết quyền lợi về bảo hiểm xã hội cho những lao động nói trên. Biết rằng anh K có 2 con dưới 10 tuổi đang đi học tiểu học, mẹ già sống phụ thuộc vào gia đình anh. Anh B độc thân, bố mẹ đang đi làm theo hợp đồng lao động.

Bài làm:

Về phía anh K:

Thân nhân của anh K sẽ nhận được một lần  trợ cấp mai tang theo điểm b khoản 1 Điều 66 Luật BHXH. Mức hưởng là 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà anh K chết . Mức lương cơ sở theo Nghị quyết 99/2015 là 1.210.000 nên thân nhân anh K sẽ được hưởng 12.100.000 tiền trợ cấp mai táng.

Ngoài ra thân nhân anh K còn được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng (điểm c khoản 1 điều 67 Luật BHXH). Cụ thể đối tượng được hưởng là:

+ 2 con dưới 10 tuổi của anh K đang học tiểu học không có thu nhập hằng tháng (điểm a khoản 2 điều 67 Luật BHXH).

+ Mẹ già sống phụ thuộc vào gia đình anh K để được hưởng trợ cấp cần xác định mẹ anh K bao nhiêu tuổi, có bị suy giảm khả năng lao động hay không. Nếu mẹ anh K từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc dưới 55 tuổi nhưng bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên thì cũng được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng theo điểm c,d khoản 2 điều 67 Luật BHXH.

Mức hưởng trợ cấp tuất hàng tháng đối với mỗi nhân thân trong trường hợp này là 50% mức lương cơ sở, trường hợp 2 con và mẹ anh K không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp là 70% mức lương cơ sở.

+ Trường hợp thân nhân của anh K muốn hưởng trợ cấp một lần thì mức trợ cấp một lần được quy định tại khoản 1 điều 70 Luật BHXH.

Về phía anh B

Tương tự thân nhân anh B cũng được hưởng số tiền 12.100.000 tiền trợ cấp mai táng. Ngoài ra vì cha mẹ anh B đang đi làm theo hợp đồng lao động nên không thuộc trường hợp được hưởng trợ cấp tuât hằng tháng theo khoản 2 điều 67 Luật BHXH mà cha mẹ anh B sẽ được trợ cấp tuất một lần với mức hưởng được quy định tại khoản 1 Điều 70 Luật BHXH.

Về phía anh Q

Anh Q được chế độ tai nạn lao động do bị tai nạn  tại nơi làm việc và trong giờ làm việc theo điểm a khoản 1 Điều 43 Luật BHXH. Vì anh Q bị suy giảm khả năng lao động là 83% nên anh Q sẽ được hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Điều 47 Luật BHXH.

Mức trợ cấp gồm trợ cấp theo tỉ lệ suy giảm khả năng lao động và trợ cấp theo thời gian đóng BHXH. 

Trợ cấp theo tỉ lệ suy giảm khả năng lao động là (1.210.000 x 30%) + [( 1.210.000 x 2% x (83% – 31%)] = 1.621.400.

Trợ cấp theo thời gian đóng BHXH được quy định tại điểm b khoản 2 điều 47 Luật BHXH.

Ngoài ra anh Q còn được hưởng trợ cấp phục vụ theo Điều 50 Luật BHXH vì anh Q bị suy giảm khả năng lao động là 83% bị tê liệt cột sống, hằng tháng được hưởng một tháng lương cơ sở

Bài tập tình huống số 5: 

Anh P sinh năm 1966, là lái xe của công ty X từ năm 1990 ở huyện TL thành phố HN. Tháng 5/2012, anh P được cử đi công tác tại tỉnh TN. Trên đường đi xe ôtô bị tai nạn. Anh P bị chấn thương sọ não, phải vào bệnh viện điều trị mất 2 tháng. Khi ra viện, anh được kết luận suy giảm 55% khả năng lao động.

Tháng 6/2013, do vết thương ở sọ não tái phát nên anh lại phải vào viện điều trị 1 tháng. Sau điều trị tái phát, anh P được giám định lại mức suy giảm khả năng lao động và xác định suy giảm 61%.

Do sức khỏe yếu nên anh P làm đơn yêu cầu công ty cho về hưu.

Anh/chị hay giải quyết quyền lợi về bảo hiểm xã hội cho anh P?

Bài làm:

Anh P bị tai nạn trên đường đi công tác và bị suy giảm khả năng lao động >5% nên đủ điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động theo Điều 43 Luật BHXH.

 Do anh P bị suy giảm trên 31% nên được hưởng trợ cấp hàng tháng (Khoản 1 Điều 47 Luật BHXH).

Theo quy định tại Điều 48 Luật BHXH, thời điểm hưởng trợ cấp tính từ tháng người lao động điều trị xong, ra viện (tức 7/2012); tính đến thời điểm này anh P đã có 22 năm đóng BHXH nên theo quy định tại Khoản 2 Điều 47 Luật BHXH, mức hưởng trợ cấp hàng được tính như sau:

[30% mức lương cơ sở + (55-31) x 2% mức lương cơ sở] + 0,5% mức lương đóng BHXH + (22-1) x 0,3% mức lương đóng BHXH.

Tuy nhiên, tháng 6/2013 anh P đi tái khám và giám định lại mức suy giảm khả năng lao động, xác định là 61% sau 1 tháng điều trị. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 48 Luật BHXH, thời điểm hưởng trợ cấp mới được tính từ tháng có kết luận giám định (tức tháng 7/2013). Tại thời điểm náy thì số năm đóng BHXH của anh P đã tăng thêm 1 năm nên theo quy định tại Khoản 2 Điều 47 Luật BHXH, mức hưởng trợ cấp hàng được tính như sau: [30% mức lương cơ sở + (61-31) x 2% mức lương cơ sở] + 0,5% mức lương đóng BHXH + (23-1) x 0,3% mức lương đóng BHXH.

Việc anh P làm đơn yêu cầu công ty cho về hưu do sức khỏe yếu sẽ không được giải quyết, vì: Tính đến thời điểm xin về hưu anh P chỉ mới 47 tuổi không đủ điều kiện hưởng lương hưu (Khoản 1 Điều 54 Luật BHXH), cũng không đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động tại Điều 55 Luật BHXH.

Bài tập tình huống số 6: 

Anh Quang là cán bộ thuộc Sở Nội vụ tỉnh TH từ năm 2000 có tham gia BHXH. Anh đã lập gia đình và hiện đang nuôi 2 con nhỏ: 1 cháu 1 tuổi và 1 cháu 2 tuổi. Ngày 10/5/2013, trên đường đưa cháu 2 tuổi bị sốt cao vào bệnh viện, anh đã bị tại nạn giao thông. Anh Quang B phải cấp cứu và điều trị tại bệnh viện T. Sau 2 tháng điều trị, anh được xác định suy giảm 54% khả năng lao động. Trong thời gian anh điều trị tai nạn ở viện, vợ anh là chị H sinh con thứ 3.

Được biết là chị H hiện là công nhân trực tiếp sản xuất tại nhà máy Sơn Hà Nội với mức lương 5 triệu đồng/tháng, chị đã tham gia BHXH được 2 năm/

Hãy giải quyết quyền lợi về bảo hiểm xã hội cho anh Quang B và chị H?

Bài làm:

Giải quyết quyền lợi BHXH cho anh Quang

+ Được hưởng chế độ ốm đau: 30 ngày nghỉ

+ Viện phí BHYT chi trả

Bài tập tình huống số 7:

Bà Nguyễn A đã làm việc tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam từ tháng 3/1989. Năm 2006, bà A chuyển sang làm việc cho công ty cổ phần X có 64% vốn Nhà nước. Tháng 3/2013, bà A xin nghỉ phép năm để vào thành phố Hồ Chí Minh thăm chị gái bị ốm nặng. Trên đường đi từ HN vào TPHCM bằng xe khách không may xe gặp tại nạn dẫn đến hậu quả là bà A bị chấn thương sọ não, phải nằm viện điều trị mất 4 tháng. Sau khi ra viện sức khỏe bà A suy giảm 50% khả năng lao động. Lúc này do sức khỏe yếu, bà A có nguyện vọng xin giải quyết chế độ hưu trí. Được biết, theo hồ sơ nhân sự tới tháng 10/2014 bà mới đủ 55 tuổi.

Hỏi: bà A sẽ được các chế độ BHXH gì theo quy định của pháp luật về BHXH

Bài làm:

Bà Nguyễn A đã làm việc tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam từ tháng 3/1989, năm 2006 bà A chuyển sang làm việc cho công ty cổ phần X có 64% vốn Nhà nước do đó bà A thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật bhxh 2014, cơ sở pháp lý Điểm a Khoản 1 Điều 2 Luật bhxh 2014.

Bà A bị tai nạn trong thời gian nghỉ phép hằng năm nên bà A đủ điều kiện hưởng chế độ ốm đau căn cứ vào Khoản 1 Điều 25 Luật BHXH 2014 “1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau”. Tuy nhiên bà A bị tai nạn trong thời gian nghỉ hằng năm nên bà A nên thời gian bị tai nạn trùng với thời gian nghỉ phép năm không được tính hưởng chế độ ốm đau, thời gian ngoài thời gian nghỉ phép năm su đó mới được tính hưởng chế độ ốm đau theo Khoản 4 Điều 4 TT59/2015 “4. Trường hợp người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động thì thời gian ốm đau, tai nạn trùng với thời gian nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương không được tính hưởng trợ cấp ốm đau; thời gian nghỉ việc do bị ốm đau, tai nạn ngoài thời gian nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương được tính hưởng chế độ ốm đau theo quy định.”

– Điều kiện được hưởng chế độ hưu trí của bà A là 20 năm đóng bhxh và phải đủ 55 tuổi theo khoản 1 điều 54 luật bhxh 2014. Vì bà A chưa đủ 55 tuổi, đồng thời bà A cũng không đủ điều kiện để hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động theo Điều 55 luật BHXH 2014, (do trong trường hợp này bà A chỉ bị suy giảm 50% khả năng lao động). Do đó bà A không đủ điều kiện để hưởng chế độ hưu trí.

Bài tập tình huống số 8:

Anh Trần Ngọc B 48 tuổi, đang làm việc tại Bộ công thương. Vợ anh là chị N 42 tuổi, cũng đang làm việc trong một cơ quan nhà nước ở Hà Nội. Gia đình anh B có 2 con nhỏ. Con lớn 16 tuổi và con nhỏ 8 tuổi đang đi học.

Gia đình anh B sống chung với bố mẹ anh, bố anh 72 tuổi là trung tá quân đội về nghỉ hưu, mẹ anh 70 tuổi không có lương hưu, sống phụ thuộc.

Ngày 1/6/2013, trên đường đi công tác HN-HP anh B bị tại nạn giao thông. Sau 20 ngày cấp cứu và điều trị, anh B chết.

Hỏi: Hãy xác định các chế độ bảo hiểm xã hội đối với anh B và gia đình của anh trong tình huống trên.

Bài làm

Các chế độ bảo hiểm xã hội đối với anh B và gia đình của anh:

Thứ nhất, anh B đang làm việc cho Bộ công thương nhưng lại không nêu rõ anh làm chức vụ gì, ở đây giả sử anh B là công chức. Vậy anh B thuộc đối tượng áp dụng Luật BHXH 2014 được qui định tại Điểm c Khoản 1 Điều 2 Luật BHXH 2014.

Thứ hai, sự việc anh B trên đường đi công tác HN-HP bị tai nạn giao thông, là tai nạn lao động căn cứ Điểm c Khoản 1 Điều 43 Luật BHXH 2014. Sau 20 ngày cấp cứu và điều trị, anh B chết; xác định được rằng anh B chết trong thời gian điều trị tai nạn lao động.

Từ luận cứ 1 và 2, nhân thân của anh B sẽ được nhận 1 lần trợ cấp mai táng căn cứ Điểm b Khoản 1 Điều 66 Luật BHXH 2014. Mức trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tháng của anh B.

Thứ ba, căn cứ Điểm c Khoản 1 Điều 67 Luật BHXH 2014, nhân thân anh B sẽ được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, và căn cứ Điểm a, c Khoản 2 Khoản 3 Điều 67 Luật BHXH 2014, nhân thân của anh B được nhận trợ cấp tuất hằng tháng: con lớn 16 tuổi, con nhỏ 6 tuổi, bố và mẹ anh B. Ngoài ra, nhân thân của anh B có thể nhận trợ cấp tuất 1 lần theo Khoản 3 Điều 69 Luật BHXH 2014.

Vậy nhân thân anh B được nhận một lần trợ cấp mai táng, 2 con và bố mẹ anh B được nhận trợ cấp tuất hằng tháng (hoặc trợ cấp tuất một lần).

Bài tập tình huống số 9:

Anh A ký hợp đồng lao động làm công nhân khai thác than với công ty than CP từ tháng 2/1999. Tháng 8/2009 A bị phát hiện mắc bệnh nghề nghiệp phải vào điều trị 6 tháng. Sau khi ra viện A được kết luận suy giảm khả năng lao động 61%. Tháng 2/2013 A đã 52 tuổi và sức khỏe yếu nên làm đơn xin hưởng chế độ hưu trí. Trong thời gian nghỉ chờ giải quyết chế độ, A bị ốm phải vào viện điều trị 30 ngày và chết. Được biết A còn 1 con nhỏ đang đi học cấp 2 và 1 con bị dị tật suy giảm khả năng lao động 81% mẹ vợ 70 tuổi không có thu nhập sống chung cùng gia đình anh.

Hỏi: Hãy xác định các chế độ bảo hiểm xã hội đối với anh B và gia đình của anh trong tình huống trên?

Bài làm:

Xác định A là đối tượng được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 42 của Luật Bảo hiểm xã hội và thỏa mãn điều kiện được hưởng theo quy định của luật này.

Do A bị suy giảm khả năng lao động là 61% nên A Sẽ được hưởng trợ cấp hàng tháng kể từ thời điểm A ra viện theo quy định tại Điều 47 và Điều 48 của Luật Bảo Hiểm Xã Hội.

Đối với yêu cầu được hưởng hưu trí của A, không được đáp ứng do A không đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội (A làm việc chưa đủ 15 năm trong môi trường độc hại nguy hiểm, thêm vào đó A chưa đủ tuổi quy định là 55 tuổi theo quy định của luật này).

Do A chết trong thời gian chờ hưởng chế độ nên người thân của A sẽ được hưởng trợ cấp mai táng theo quy định tại điểm b và c, khoản 1 Điều 66 của Luật Bảo hiểm xã hội và mức trợ cấp là bằng 10 lần mức lương cơ sở.

Người thân của A sẽ được hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Điều 67 của luật này. Bao gồm 1 con nhỏ đang đi học cấp 2 và 1 con bị dị tật suy giảm khả năng lao động 81% mẹ vợ 70 tuổi không có thu nhập sống chung cùng gia đình anh. Mức trợ cấp sẽ bằng 70% mức lương cơ sở và thời gian hưởng sẽ được tính bắt đầu từ tháng liền kề sau tháng mà A chết theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 68 cuả Luật Bảo hiểm xã hội.

Bài tập tình huống số 10:

Chị nguyễn M là kế toán tại nhà máy than CP tỉnh QN từ năm 2005/ Năm 2009 chị mắc bệnh lao phổi phải vào viện điều trị 2 tháng. Do điều kiện sức khỏe không sinh được con nên vợ chồng cho nhận con nuôi 3 tháng tuổi vào năm 2010/ Tháng 9/2012 bệnh lao tái phát và được bác sỹ chỉ định điều trị dài ngày. Sau thời gian điều trị 12 tháng, thấy sức khỏe không có dấu hiệu hồi phục, lãnh đạo nhà máy than CP đề xuất chấm dứt hợp đồng lao động với chị M và hỗ trợ một khoản tiền để chữa trị bệnh, chị M ưng thuận. Chị M cũng có nguyện vọng xin được giải quyết quyền lợi bảo hiểm cho thời gian đã tham gia của mình.

Hỏi: Anh/chị hãy giải quyết quyền lợi BHXH cho chị A và tư vấn cho nguyện vọng của chị theo hướng có lợi nhất.

Bài tập tình huống số 11:

Anh A sinh năm 1955, làm việc trong 1 công ty giày ở ĐN theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn từ năm 1990.

Tháng 2/1990, anh A bị ốm do tái phát vết thương chiến tranh phải nằm viện điều trị trong 4 tháng, sau khi điều trị ổn định và xuất viện. Hội đồng giám đinh y khoa kết luận anh A bị suy giảm 66% sức lao động.

Trong thời gian nằm viện, anh A không được cơ quan BHXH chi trả các chế độ với lý do anh A không thuộc diện hưởng bảo hiểm nghề nghiệp do đây là trường hợp tái phát vết thương chiến tranh.

Sau khi xuất viên, anh A đã làm đơn yêu cầu cơ quan BHXH cho hưởng chế độ ốm đau trong thời gian nằm viện. Đồng thời, anh A cũng viết đơn xin về hưu do không đủ sức khỏe để tiếp tục làm việc.

Hỏi:

  1. Anh A được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội nào?
  2. Cơ quan nào chịu trách nhiệm chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho anh A (nếu có)?

Bài tập tình huống số 12:

Ngày 20/10/2010, tại công trường xây dựng của công ty X, trong giờ giải lao, do công nhân xếp quá nhiều gạch lên dàn giáo nên đã gây sự cố sập giàn. Sự việc xảy ra đã làm cho hai công nhân của công ty là anh A và anh B bị thương. Sau khi được điều trị ổn định và xuất viện, Hội đồng giám định y khoa kết luận: anh A bị suy giảm 63% khả năng lao động, anh B bị suy giảm khả năng lao động dưới 5%. Tuy nhiên, lãnh đạo công ty X từ chối thanh toán chế độ và làm thủ tục giải quyết BHXH cho 2 người thay vì cho đây là tai nạn rủi ro, xảy ra trong giờ giải lao. Đồng thời do sức khỏe yếu, công ty cũng không bố trị việc làm phù hợp với B nên đề xuất chấm dứt hợp đồng lao động với A, A cũng nhất trí với yêu cầu bồi thường một khoản tiền nhất định.

Hỏi:

  1. Tai nan trên có phải tai nạn lao động không?
  2. Hãy giải quyết quyền lợi cho 2 người lao động nói trên theo quy định của pháp luật về BHXH.

Bài tập tình huống số 13:

Anh A là công nhân nhà máy Z từ 1985. Ngày 01/2/2009 do sơ suất trong quá trình vận hành nên A bị tai nạn suy giảm 27% khả năng lao động. Tháng 5/2010 do vết thương tái phát nên A phải vào viện điều trị mất 3 tháng (đến 8/2010). Sau khi giám định lại sức khỏe, Hội đồng giám định sức khỏe kết luận: anh A bị mất 35% khả năng lao động.

Lúc này do đã 58 tuổi nên anh A xin về hưu và đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội thanh toán 100% lương cho anh trong 3 tháng nằm viện, giải quyết chế độ trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng cho anh thay vì chế chộ trợ cấp tai nạn lao động một lần như trước đây.

Hỏi: Anh/chị hãy giải quyết quyền lợi cho anh A theo quy định của pháp luật BHXH

Bài tập tình huống số 14:

Ngày 01.09.2012 ông Trần Bảo bắt đầu làm việc tại Cty Bêta theo hợp đồng lao động số 434/2012 với thời hạn 13 tháng kể từ ngày 01.09.2012 đến ngày 30.09.2013. Sau khi hợp đồng này hết hạn, ông Bảo và Cty Bêta lại ký tiếp hợp đồng không xác định thời hạn số 434/2013.

Ngày 12.02.2015 trên đường đi công tác cho Cty Bê ta, ông bị tai nạn giao thông. Sau khi điều trị ổn định thương tật, ông bị suy giảm 25% khả năng lao động.

Hỏi:

  1. Công ty Bê ta có các trách nhiệm gì đối với tai nạn của ông Bảo?
  2. Ông Bảo có thể được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội nào?
  3. Sau khi bị tai nạn, ông xin nghỉ việc từ ngày 01.04.2015 và được Cty đồng ý. Hãy tư vấn các thủ tục pháp lý để ông Bảo nhận trợ cấp thất nghiệp.
  4. Đến thời điểm nghỉ việc, ông Bảo được 48 tuổi và đã đóng bảo hiểm xã hội tổng cộng được 15 năm. Hãy tư vấn để sau này ông có thể được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng với mức cao nhất.

Tagged:

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *