Đề thi hết học phần môn Luật Môi trường

Lớp Quản trị luật 38

Thời gian làm bài 75 phút

Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật

Câu 1 – 3 điểm

c

1 – Thuế bảo vệ môi trường

2 – Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

3 – Phạt vi phạm hành chính về môi trường

4 – Thuế tài nguyên

5 – Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản

6 – Lệ phí cấp giấy phép khai thác khoáng sản

Câu 2 – Nhận định sau đây đúng hay sai và giải thích tại sao? (3 điểm)

1 – Các báo cáo ĐTM của các dự án đầu tư đều có thể được thẩm định thông qua hội đồng thẩm định hoặc tổ chức lấy ý kiến bằng văn bản.

2 – Sau khi thẩm định hồ sơ đề cử của một tài sản, Ủy ban di sản thế giới sẽ ra quyết định đưa hoặc không đưa một di sản đề cử vào danh sách di sản thế giới.

3 – Quy chuẩn kỹ thuật môi trường do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

Câu 3 – Bài tập: 4 điểm

Tháng 12 năm 2014, Công ty A có nhu cầu xây dựng cơ sở đóng mới, sửa chữa, lắp ráp đầu máy toa xe với công suất 90 phương tiện/năm. Vào thời điểm đấy Công ty A không tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án. Đến tháng 5 năm 2016, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra phát hiện sai phạm trong xả thải, không lập báo cáo ĐTM nên yêu cầu công ty phải lập báo cáo ĐTM cho dự án trên và nộp cho cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 3 tháng. Đồng thời ra quyết định xử phạt VPHC với số tiền là 180 triệu đồng. Hành vi vi phạm xả thải vượt quá QCKT 1.5 lần với lượng nước 700m3 nước/ngày. Tháng 9 năm 2016, Công ty có nguồn nhập hàng là tàu trọng tải dưới 1000 DWT và xe ô tô đã qua sử dụng về tháo dỡ nên có nhu cầu xây dựng cơ sở sửa chữa, đóng mới và phá dỡ tàu.

Hỏi:

1 – Nhận xét yêu cầu và quyết định xử lý của CQNN có thẩm quyền?

2 – Công ty có được nhập khẩu tàu, xe ô tô về Việt Nam tháo dỡ không? Tại sao?

3 – Giả sử các dự án được thực hiện thì Công ty A có phải báo cáo công trình BVMT không?

4 – Công ty phải lập báo cáo ĐTM cho các dự án trên không? Tại sao?


Đề thi hết môn Luật Môi trường

Lớp QTL-CLC K38

Thời gian làm bài 75 phút

Sinh viên được sử dụng văn bản pháp luật

Câu 1 – 2 điểm

Anh chị hãy so sánh các quy định chủ yếu về công nhận di sản theo Luật Di sản văn hóa và Công ước Heritage 1972.

Câu 2 – 3 điểm

Doanh nghiệp A triển khai thực hiện dự án khai thác khoáng sản rắn có khối lượng mỏ (bao gồm khoáng sản và đất đá thải) từ 50.000 m3 nguyên khai/năm trở lên tại địa bàn thuộc ranh giới quản lý của tỉnh X và Y.

Hỏi:

1 – Dự án này có phải ĐTM không? Tại sao?

2 – Nêu ít nhất 2 nghĩa vụ cơ bản về môi trường doanh nghiệp A sẽ phải thực hiện. Trong những nghĩa vụ doanh nghiệp A phải thực hiện, nghĩa vụ nào được xem là tiền phải trả theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền? Vì sao?

3 – Trong trường hợp dự án này phải ĐTM, cơ quan nào chịu trách nhiệm ĐTM? Vì sao?

Câu 3 – 5 điểm

Những nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?

1 – Các dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường.

2 – Bộ Công thương là cơ quan có thẩm quyền ban hành danh mục phế liệu được phép nhập khẩu.

3 – Hoạt động khai thác dầu lửa và khí đốt thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Khoáng sản.

4 – Tổ chức, cá nhân bỏ vốn trồng rừng có quyền sở hữu đối với động vật rừng hoang dã sinh sống trong những khu rừng do mình bỏ vốn gây trồng.

5 – Các tranh chấp về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam được các bên thỏa thuận giải quyết theo Luật Bảo vệ môi trường.


GV ra đề: ThS Võ Trung Tín

ĐỀ THI 2016 LUẬT MÔI TRƯỜNG

Lớp CLC38D

Thời gian làm bài 75 phút

Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản pháp luật

Câu 1: 3 điểm

Nêu và phân tích các biện pháp bảo vệ môi trường. Theo em, hiện nay, biện pháp nào có thể được thực hiện có hiệu quả ở Việt Nam?

Câu 2: 4 điểm

Nhận định đúng sai và giải thích tại sao? ( 4 điểm)

1 – Chất chất ODS là những chất được cắt giảm theo công ước khung về biến đổi khí hậu 1992.

2 – Tổ chức phải đáp ứng điều kiện được cấp phép thăm dò khoáng sản thì mới được cấp giấy phép thăm dò khoáng sản.

3 – Thẩm quyền tổ chức xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường thuộc về UBND các cấp.

4 – Di chỉ khảo cổ là một loại di tích lịch sử.

Câu 3: 3 điểm

Công ty cổ phần ô tô AP (gọi tắt là Công ty) là một doanh nghiệp chuyên sản xuất, sửa chữa, lắp ráp ô tô có trụ sở tại tỉnh QN. Do muốn mở rộng quy mô kinh doanh nên Công ty muốn mở một dự án đầu tư xây dựng một cơ sở sản xuất, sửa chữa, lắp ráp ô tô tại Quận TP, thành phố H nhằm sản xuất và phân phối ô tô cho các đại lý ở thành phố H và các tỉnh lân cận. Do không am hiểu pháp luật môi trường nên Công ty muốn nhờ tư vấn một số vấn đề có liên quan. Cụ thể như sau:

1 – Công ty có phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường không? Vì sao?

2 – Giả sử sau khi được cấp phép hoạt động, trong quá trình sản xuất công ty có phát sinh một lượng lớn chất thải nguy hại nhưng Công ty chưa biết phải xử lý như thế nào cho phù hợp với quy định của pháp luật. Cho biết Công ty sẽ phải thực hiện yêu cầu nào theo quy định của pháp luật môi trường? Công ty có thể làm gì để giải quyết khối lượng chất thải nguy hại phát sinh nêu trên, biết rằng hiện tại Công ty không có Giấy phép xử lý chất thải nguy hại?

3 – Giả sử trong quá trình sản xuất, Công ty muốn nhập khẩu một số ô tô cũ từ Nhật Bản về Việt Nam để tháo dỡ lấy phụ kiện tái sử dụng thì có được không? Vì sao?

4 – Công ty muốn nhập khẩu một số lượng lớn phế liệu sắt thép từ các ô tô đã nghiền, ép ở Nhật Bản về Việt Nam để sử dụng làm nguyên liệu sản xuất ô tô thì có được không? Vì sao?

5 – Cho biết với các hành vi nêu trên, Công ty sẽ phải thực hiện những nghĩa vụ tài chính nào về môi trường?


ĐỀ THI LUẬT MÔI TRƯỜNG

LỚP HC38B – HS38B

Thời gian: 75 phút

Sinh viên được sử dụng VBQPPL

Câu 1: 2 điểm

Phân biệt quy chế về buôn bán mẫu vật của những loại thuộc phụ lục I và phụ lục II Công ước quốc tế về buôn bán các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

Câu 2: 4 điểm

Những nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?

1 – Báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt là một điều kiện bắt buộc để được cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại.

2 – Nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản là nghĩa vụ của mọi chủ thể hoạt động khoáng sản.

3 – Yêu cầu trọng tài giải quyết là một hình thức giải quyết bồi thường thiệt hại đối với môi trường.

4 – Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo và công bố tiêu chuẩn quốc gia về môi trường.

Câu 3: 4 điểm

Dự án xây dựng cảng hàng không quốc tế (dự án A) tại LT, tỉnh ĐN phù hợp quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông hàng không đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Dự án A có công suất thiết kế 100 triệu hành khách và 5 triệu tấn hàng hóa/năm sau khi hoàn tất ba giai đoạn văn năm 2050. Dự án được trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư. Hỏi:

1 – Dự án A có phải là đối tượng phải đánh giá môi trường không? Tại sao?

2 – Dự án A có phải là đối tượng phải báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường không? Tại sao?

3 – Xác định trách nhiệm tổ chức thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường?

4 – Sau khi được phê duyệt, chủ dự án đề nghị lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường. Cho biết chủ dự án cần phải đáp ứng những điều kiện gì để lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường? Tại sao?

5 – Giả sử sau khi được phê duyệt, chủ dự án không thực hiện chương trình quan trắc, giám sát môi trường theo quy định. Hãy cho biết hành vi đó có vi phạm pháp luật không? Ai có thẩm quyền ra quyết định xử phạt?./.


Giảng viên ra đề: ThS Trần Thị Trúc Minh

ĐỀ THI HỌC KỲ MÔN LUẬT MÔI TRƯỜNG

Lớp TM-DS-QT38B

Thời gian làm bài: 75 phút

Sinh viên được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật

Câu 1: 2 điểm

Phân tích cơ chế phát triển sạch theo Nghị định thư Kyoto? Cho biết những lợi ích và thách thức cho Việt Nam khi tham gia cơ chế phát triển sạch?

Câu 2: 4 điểm

Những nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?

a – Thuế môi trường là một hình thức trả tiền theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền.

b – Chủ dự án thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường có quyền đề nghị lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường.

c – Tổ chức, cá nhân thăm dò, khai thác nước dưới đất phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

d – Mọi tàu cá phải được đăng kiểm để tham gia hoạt động thủy sản.

Câu 3: 4 điểm

Tháng 3/2014, Công ty cổ phần S bị lực lượng cảnh sát môi trường, Công an tỉnh A bắt quả tang về hành vi xả thải ra rạch Bà Chèo. Qua kết quả điều tra, Trưởng phòng cảnh sát môi trường kết luận: công ty cổ phần dịch vụ S đã không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy định; xử lý chất thải nguy hại vượt quá khối lượng quy định trong giấy phép quản lý chất thải nguy hại; xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải 2,5 lần với lượng nước thải là 9000m3/ngày (24 giờ). Hỏi:

a – Công ty S đã có những hành vi vi phạm hành chính nào trong lĩnh vực bảo vệ môi trường?

b – Anh chị hãy cho biết hướng giải quyết, hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục đối với từng hành vi vi phạm trên.

C – Ai có thẩm quyền xử phạt công ty S? Tại sao?


ĐỀ THI LUẬT MÔI TRƯỜNG

Lớp: Thương mại 37

Thời gian làm bài: 75 phút

(Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật)

Phần I: Lý thuyết (5 điểm)

1 – Chủ nguồn thải chất thải nguy hại phải quản lý chất thải nguy hại.

2 – Mọi trường hợp khai thác tài nguyên đều phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3 – Mọi tranh chấp về môi trường trên lãnh thổ Việt Nam mà một bên là tổ chức nước ngoài đều được giải quyết theo Điều ước quốc tế mà CHXHCN Việt Nam là thành viên.

4 – Di sản văn hóa phi vật thể không phải là yếu tố cấu thành môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường.

5 – Các quốc gia thành viên Nghị định thư Montreal 1987 đều có thời hạn cắt giảm và đi đến loại bỏ hoàn toàn việc sản xuất và tiêu thụ các chất ODS giống nhau.

Phần II: Bài tập tình huống (2 điểm)

A dự định xây dựng một nhà máy luyện kim tại xã X. A sẽ tiến hành khai thác quặng và nhập khẩu một số phế liệu để làm nguyên liệu sản xuất. Ngoài ra, dự kiến trong quá trình hoạt động sẽ khai thác nước ngầm tại địa phương.

Hỏi:

Hãy xác định nghĩa vụ pháp lý cơ bản mà A phải thực hiện theo quy định của pháp luật môi trường Việt Nam?./.

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.


Giảng viên ra đề: Thạc sĩ Võ Trung Tín

ĐỀ THI HỌC KỲ MÔN LUẬT MÔI TRƯỜNG

Lớp: Dân sự 37

Thời gian làm bài: 75 phút

(Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật)

Phần I: Lý thuyết (5 điểm)

1 – Phân biệt quy hoạch bảo vệ môi trường với kế hoạch bảo vệ môi trường. (3 điểm)

2 – Nêu và phân biệt các loại giấy phép về tài nguyên nước theo quy định của pháp luật. (2 điểm)

Phần II: Nhận định sau đúng hay sai và giải thích tại sao? (3 điểm)

1 – Hình ảnh có thể được dùng làm dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường.

2 – Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra là một hình thức trả tiền theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền.

3 – Doanh nghiệp được phép nhập khẩu phế liệu để sản xuất kinh doanh nếu phế liệu thuộc danh mục được phép nhập khẩu.

Phần III: Bài tập (2 điểm)

Doanh nghiệp A có nhu cầu xây dựng nhà máy thủy điện với công suất 300MW và dung tích hồ chứa là 100.000.000m3 nước.

Anh chị hãy cho biết:

1 – Doanh nghiệp A có phải lập báo cáo ĐTM hay không? Tại sao? (0,5 điểm)

2 – Nếu phải lập, Doanh nghiệp A muốn tự mình lập báo cáo ĐTM có được không? Tại sao? (0,5 điểm)

3 – Nếu tự lập, doanh nghiệp A phải tiến hành các bước như thế nào để báo cáo ĐTM được phê duyệt? (1 điểm)./.

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.


ĐỀ THI MÔN LUẬT MÔI TRƯỜNG

Lớp: Hình sự 36B

Thời gian làm bài: 75 phút

(Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật)

Phần I: Lý thuyết (3 điểm)

Anh chị hãy phân tích nghĩa vụ của quốc gia và căn cứ giảm và loại bỏ hoàn toàn việc sản xuất và tiêu thụ các chất ODS theo Nghị định thư Montreal 1987.

Phần II: Nhận định sau đúng hay sai và giải thích tại sao? (4 điểm)

1 – Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định mở rừng đồng thời là cơ quan có thẩm quyền cấp phép khai thác và đóng cửa rừng trong khu rừng sản xuất là rừng trồng.

2 – Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra là một hình thức trả tiền theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền.

3 – Mọi dự án đầu tư phải thực hiện thủ tục ĐTM.

4 – Doanh nghiệp được phép nhập khẩu phế liệu để sản xuất kinh doanh.

Phần III: Bài tập (3 điểm)

Doanh nghiệp A triển khai thực hiện dự án khai thác khoáng sản rắn có khối lượng mỏ (bao gồm khoáng sản và đất đá thải) từ 50.000m3/năm trở lên tại địa bàn thuộc ranh giới quản lý của tỉnh X và Y.

Hỏi:

1 – Doanh nghiệp A sẽ phải thực hiện những nghĩa vụ cơ bản nào về môi trường? (1 điểm)

2 – Trong những nghĩa vụ tài chính mà doanh nghiệp phải thực hiện, nghĩa vụ nào được xem là tiền phải trả theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền? Tại sao? (1 điểm)

3 – Dự án này do ai chịu trách nhiệm ĐTM? Vì sao? (1 điểm)./.


ĐỀ THI HẾT MÔN LUẬT MÔI TRƯỜNG

Lớp: Dân sự 36A

Thời gian làm bài: 75 phút

(Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật)

Phần I: Lý thuyết (4 điểm)

Anh chị hãy cho ví dụ và phân tích các ví dụ để thấy rõ luật môi trường thể hiện các nguyên tắc sau:

1 – Nguyên tắc Nhà nước ghi nhận và đảm bảo quyền con người được sống trong một môi trường trong lành.

2 – Nguyên tắc phòng ngừa

3 – Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền

4 – Nguyên tắc phát triển bền vững.

Phần II: Nhận định sau đúng hay sai và giải thích tại sao? (4 điểm)

1 – UNESSCO là cơ quan có thẩm quyền ghi nhận một tài sản đề cử vào danh sách di sản thế giới.

2 – Di vật có thể được công nhận là di tích lịch sử văn hóa.

3 – Tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản sẽ không được cấp giấy phép thăm dò khoáng sản.

4 – Bộ Văn hóa – Thông tin là cơ quan có thẩm quyền chuyên môn trong việc quản lý di sản văn hóa.

Phần III: Bài tập (2 điểm)

Doanh nghiệp A chuyên sản xuất, nhập khẩu ác quy để cung ứng cho thị trường trong nước. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu nhựa phế liệu để làm nguyên liệu sản xuất. Hoạt động của doanh nghiệp có phát sinh chất thải nguy hại.

Hỏi:

1 – Doanh nghiệp này có trách nhiệm phải thu hồi lại lượng ác quy đã cung ứng ra thị trường không? Tại sao? (1 điểm)

2 – Doanh nghiệp này có bắt buộc phải có giấy phép quản lý chất thải nguy hại không? (0,5 điểm)

3 – Doanh nghiệp có được nhập khẩu nhựa phế liệu để làm nguyên liệu sản xuất hay không? (0,5 điểm)./.


ĐỀ THI MÔN LUẬT MÔI TRƯỜNG

Lớp: Thương mại 35

Thời gian làm bài: 90 phút

(Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật)

Câu 1: 3 điểm

Anh chị hãy xác định ý nghĩa của sự khác biệt giữa định nghĩa môi trường theo nghĩa rộng và theo Luật Bảo vệ Môi trường trong việc xác định đối tượng điều chỉnh của luật môi trường. Phân biệt Luật môi trường và Luật Bảo vệ môi trường.

Câu 2: 3 điểm

Trình bày và phân tích các căn cứ cắt giảm và đi đến loại bỏ hoàn toàn việc sản xuất và tiêu thụ các chất ODS trong Nghị định Montreal.

Câu 3: 4 điểm

Những nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?

1 – Tổ chức, cá nhân ở Việt Nam không được phép gây nuôi các giống loài hoang dã nguy cấp, quý hiếm được quy định trong các Phụ lục của Công ước CITES.

2 – Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra là một hình thức trả tiền theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền.

3 – Mọi trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước với quy mô nhỏ cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không phải đăng ký, không phải xin phép.

4 – Mọi tiêu chuẩn môi trường đều mang tính bắt buộc áp dụng./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *