A. 10 Câu

1.Phân biệt Luật Môi trường và Luật BVMT? Nêu ý nghĩa của việc phân biệt giữa định nghĩa môi trường theo nghĩa rộng và môi trường theo Luật BVMT?

2.Chứng minh biện pháp pháp lí là biện pháp bảo đảm thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác.

3.Phân tích nguyên tắc phát triển bền vững và cho ý kiến bình luận về sự thể hiện của nguyên tắc này trong các quy định của pháp luật Việt Nam

4.Phân tích yêu cầu của nguyên tắc môi trường là thể thống nhất và bình luận về sự thể hiện cùa nó trong phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về môi trường ở Việt Nam

5.Hiện nay người dân có thể thực hiện quyền được sống trong một môi trường trong lành thông qua những quyền cụ thể nào? Hãy đánh giá việc thực hiện các quyền này trên thực tế?

6.Hãy phân biệt nguyên tắc phòng ngừa và nguyên tắc thận trọng? Cho ví dụ để làm rõ sự khác nhau này.

7.So sánh phí bảo vệ môi trường và thuế bảo vệ môi trường?

8.Nêu và bình luận một số quy định pháp luật nhằm đảm bảo thực thi quyền con người được sống trong một môi trường trong lành.

9.Phân biệt hành vi trả tiền theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền với tiền phải trả do xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường?

10.Trong những trường hợp sautrường hợp nào được xem và trường hợp nào không được xemlà tiền phải trả cho hành vi gây ô nhiễm theo nguyên tắc Người gây ô nhiễm phải trả tiền (PPP)? Giải thích tại sao?

  • Thuế bảo vệ môi trường
  • Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
  • Phạt vi phạm hành chínhvề môi trường
  • Thuế tài nguyên
  • Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra
  • Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản
  • Lệ phí cấp giấy phép khai thác khoáng sản

B. 10 Câu

11.Hãy so sánh tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi trường?

12.Vai trò của Luật Bảo vệ môi trường 2014 trong hệ thống các văn bản nguồn của luật môi trường.

13.So sánh hoạt động đánh giá môi trường chiến lược với hoạt động đánh giá tác động môi trường

14.So sánh hoạt động đánh giá tác động môi trường với kế hoạch bảo vệ môi trường

15.Phân biệt cơ sở gây ô nhiễm môi trường với cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, những biện pháp xử lí đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường và cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo quy định của pháp luật Việt Nam

16.Những lễ tang hiện nay ở các địa phương có ảnh hưởng như thế nào đến vấn đề môi trường? Hãy cho biết những điểm đáng khuyến khích, đáng nhân rộng và những bất cập hạn chế cần phải loại bỏ trong các lễ tang ở khu vực mà bạn đang sinh sống?

17.Có ý kiến cho rằng: các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong việc quàn, ướp, di chuyển, chôn, hỏa táng, di chuyển thi hài, hài cốt người chết rất khó có thể thực hiện được trên thực tế bởi vì nó mâu thuẫn với nhiều phong tục tập quán ở các địa phương. Cho biết quan điểm của bạn về vấn đề này?

18.Hãy nêu một vài làng nghề truyền thống ở khu vực mà bạn đang sinh sống hoặc ở nơi mà bạn biết? Cho biết làng nghề đó có tác động như thế nào đến môi trường trong khu vực? Đề xuất giải pháp về mặt pháp lý để bảo vệ môi trường ở làng nghề đó.

19.Hãy so sánh chế độ sở hữu, quản lý nhà nước của các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

20.Phân tích những đặc điểm của bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường gây ra

C. 10 Câu

21.Bình luận các quy định của pháp luật Việt Nam về xử lí hành vi vi phạm pháp luật môi trường.

22..Phân biệt hoạt động kiểm tra với thanh tra nhà nước trong lĩnh vực môi trường.

23.So sánh các phương thức giải quyết tranh chấp môi trường.

24.Hãy bình luận các quy định về xử lý vi phạm pháp luật môi trường ở Việt Nam hiện nay

25.Phân tích khái niệm luật quốc tế về môi trường.

26.Giải thích nghĩa vụ cắt giảm và đi đến loại bỏ hoàn toàn việc sản xuất và tiêu thụ các chất ODS của quốc gia theo Nghị định thư MONTREAL 1987. Cho ví dụ.

27.Trình bày các nội dung chủ yếu của luật quốc tế về chống lại hiện tượng biến đổi khí hậu.

28.So sánh các quy định về kiểm soát buôn bán mẫu vật của các giống loài nguy cấp, quý hiếm theo Công ước Cites và quy chế bảo vệ các giống loài này theo pháp luật Việt Nam.

29.So sánh khái niệm “di sản văn hóa” theo Luật Di sản văn hóa và Công ước Heritage.

30.So sánh quy định công nhận di sản theo Luật Di sản văn hóa và Công ước Heritage.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *