Đề thi môn Luật Hình sự 2 – Phần các tội phạm

Lớp: CJL 38

Thời gian làm bài: 90 phút

I – Các nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? (4 điểm)

1 – Hành vi vô ý gây hậu quả chết người không chỉ cấu thành các tội được quy định tại Điều 98, 99 BLHS. (1 điểm)

Đúng.

Nếu người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà dẫn đến hậu quả làm chết người. Thì hành vi làm vô ý trong tội này không chỉ cấu thành tội được quy định tại Điều 98, 99 BLHS mà là Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.

2 – Rừng có thể là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu. (1 điểm).

Đúng.

Nếu rừng sản xuất là rừng trồng, do HGĐ cá nhân tổ chức quản lý đầu tư bằng vố đầu tư cá nhân bỏ ra thì thuộc sở hữu tư nhân. Vậy có thể là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu.

3 – Không phải mọi hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy đều cấu thành tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo Điều 194 BLHS. (1 điểm)

Đúng.

Nếu hành vi tàng trữ trái phép chất ma tuý nhằm mục đích sản xuất, vận chuyển,.. thì cấu thành các tội đó.

4 – Dùng vũ lực chống người thi hành công vụ không chỉ cấu thành tội chống người thi hành công vụ. (1 điểm).

Đúng.

Nếu hành vi dùng vũ lực chống người thi hành công vụ này được thực hiện với mục đích cá nhân thì có thể: Tội cố ý gây thương tích, …(cấu thành tăng nặng).

II – Bài tập (6 điểm)

Bài tập 1: 3 điểm

Vào lúc 2 giờ sáng ngày 15/11/2011, do thiếu tiền trả nợ, A đã lẻn vào nhà chị X lấy một chiếc máy tính xách tay trị giá 7 triệu đồng. Nghe tiếng động, chị X tỉnh dậy giằng lại được máy tính, A bỏ chạy thì bị chị X đuổi theo. A rút dao trong người ra đâm vào tay chị X làm chị bị thương với tỷ lệ thương tật là 15%. Trên đường bỏ chạy, A bị bắt.

Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A trong vụ án này và giải thích tại sao?

Tội trộm cắp TS chuyển hoá à Cướp

Bài tập 2: 3 điểm

Năm 2005, UBND tỉnh Y có quyết định bãi bỏ việc thu tiền nghĩa vụ lao động công ích và nghĩa vụ lao động hai năm đối với thanh niên chưa đủ điều kiện đi làm nghĩa vụ quân sự. Trong thời gian này, A là xã đội trưởng xã N, vẫn tiếp tục thu tiền trên của những thanh niên trong xã. Từ năm 2005 đến lúc bị phát hiện năm 2007, A đã thu được hơn 41 triệu đồng của 50 thanh niên trong xã và chiếm giữ tiêu xài hết.

Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A trong vụ án này và giải thích tại sao?


Đề thi kết thúc học phần Luật hình sự phần các tội phạm

90 phút – Được sử dụng tài liệu

I/ Các nhận định sau đúng hay sai? Tại sao?

1) Mọi trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh đều cấu thành “Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” qui định tại Điều 95 BLHS.

Sai/

Mặt khách quan của tội này có nhe

2) Làm chết người trong khi thi hành công vụ do hống hách, coi thường tính mạng người khác là hành vi cấu thành tội “Làm chết người trong khi thi hành công vụ” (Điều 97 BLHS).

không

3) Uy hiếp tinh thần người quản lý tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi chỉ được qui định trong tội cưỡng đoạt TS (Điều 135 BLHS).4) Tài sản do phạm tội mà có chỉ gồm những tài sản do chiếm đoạt được.

Sai.

Tài sản do phạm tội mà có là TS có được do người phạm tội thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật: Chiếm đoạt, nhận hối lộ, tham ô

5) Mọi trường hợp mua dâm người chưa thành niên đều cấu thành tội mua dâm người chưa thành niên (Điều 256 BLHS).

Sai.

Dưới 13 tuổi. Hiếp dâm

II/ Hãy giải quyết các tình huống sau:

Bài tập 1 (3 điểm)

Qua kiểm tra hành chính, CA đã bắt quả tang chủ hộ là A đang tàng trữ trái phép 4,5kg lá cần sa và 2372 điếu thuốc cần sa. A khai với cơ quan điều tra là thường ngày, ngoài việc mua bán thuốc lá, A còn mua lá cần sa của một số người đem bán (không rõ địa chỉ) với giá 100.000 đồng/kg rồi về tự vấn thành từng điếu đem bán lẻ. B là em ruột sống cùng với A. Tuy không tham gia vào việc mua bán của A nhưng B biết rõ việc A mua bán lá cần sa. Khi thấy CA ập đến kiểm tra, B đã lén đem hộp đựng cần sa vứt xuống sông.

1. Hãy xác định tội danh đ/v hành vi phạm tội của A?

Mua bán

2. Về hành vi của B, có 2 ý kiến:

– Ý kiến thứ nhất cho rằng B là đồng phạm với A

– Ý kiến thứ hai cho rằng hành vi của B cấu thành tội “Che giấu tội phạm” theo Điều 313 BLHS.

a) Theo anh chị, ý kiến nào đúng, tại sao?

b) Chỉ rõ ý kiến nào sai. Tại sao sai ?

Bài tập 2 (2 điểm)

X là thư ký giúp việc cho Thẩm phán. Qua tiếp xúc hồ sơ vụ án, theo kinh nghiệm, X đoán được bị cáo Y trong 1 vụ án có thể được hưởng án treo nên đã chủ động tìm gặp Y và gợi ý: có thể lo cho Y được hưởng án treo. Y tin sái cổ là X nói thật nên đã đưa cho X 5 triệu để “chạy án”. Sau khi nhận tiền, X không hề có tác động nào đối với Thẩm phán cũng như Hội đồng xét xử. Khi đưa vụ án ra xét xử, Y bị tuyên 2 năm tù giam. Vì thấy X không đáp ứng được yêu cầu nên Y đã tố cáo hành vi của X.

Hãy xác định tội danh đ/v hành vi phạm tội của X và giải thích tại sao?

Lừa đảo.


Lớp: Hình sự 38B

Thời gian làm bài: 90 phút

(Sinh viên được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật)

I – Các nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? (4 điểm)

1 – Nạn nhân tử vong là dấu hiệu định tội của “tội bức tử” (Điều 100 BLHS). (1 điểm)

Sai.

2 – Mọi hành vi cố ý chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có đều cấu thành tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có (Điều 250 BLHS). (1 điểm)

Sai.

Ma tuý.

3 – Mọi hành vi kinh doanh mà không đăng ký kinh doanh có hàng phạm pháp trị giá từ 100 triệu trở lên đều cấu thành tội kinh doanh trái phép được quy định tại Điều 159 BLHS. (1 điểm)

4 – Tội tham ô tài sản (Điều 278 BLHS) có thể được thực hiện dưới mọi hình thức chiếm đoạt. (1 điểm).

Đúng.

Vì khi thực hiện hành vi chiếm đoạt người phạm tội có thể dùng nhiều thủ đoạn gian dối khác nhau để che giấu hành vi chiếm đoạt tài sản của mình nên hình thức chiếm đoạt không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm tham ô tài sản.

II – Bài tập (6 điểm)

Bài tập 1: 3 điểm

A (21 tuổi) có ý định lấy xe gắn máy ở một quán cà phê. Nhân lúc B để xe trước cửa và đang đi vào quán, A dùng khóa vạn năng mở khóa xe rồi ngồi lên xe nổ máy. B quay lại thấy A đang ngồi lên xe của mình liền lao đến ôm chặt lấy A. A liền dùng dao đâm một nhát vào bụng và phóng xe bỏ chạy, nhưng đã bị bắt giữ ngay sau đó. B bị thương với tỷ lệ thương tật là 25%.

Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A trong vụ án này?

Chuyển hoá Cướp tài sản.

Bài tập 2: 3 điểm

Qua tìm hiểu, biết T là thẩm phán đang thụ lý vụ án có liên quan đến C nên A (là anh trai của C) đã chủ động tìm gặp T đề nghị T xem xét giúp đỡ xét xử C mức án tương đương với thời gian bị tạm giam (khoảng 2 năm). T đồng ý giúp đỡ với điều kiện là gia đình phải lo chi phí 100 triệu đồng, A đồng ý với yêu cầu của T.

Để làm nhẹ tội cho C, T đã tiêu hủy một số tài liệu, chứng cứ bất lợi cho C (như các bút lục 30,36,42…), cho nên khi đưa ra xét xử thì C được hội đồng xét xử tuyên mức án đúng với thời gian mà C đã bị tạm giam. Hành vi của A và T sau đó bị phát giác.

Anh chị hãy xác định hành vi trên của A và B có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì? Tại sao?

A phạm tội đưa hối lộ.


Lớp: Chất lượng cao 38D

Thời gian làm bài: 90 phút

(Sinh viên được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật)

I – Các nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? (4 điểm)

1 – Lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản của nhà nước mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên là hành vi chỉ cấu thành tội tham ô tài sản (Điều 290 BLHS). (1 điểm)

Sai.

Ma tuý.

2 – Mọi trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đã thực hiện hành vi giết người đó đều cấu thành tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 95 BLHS). (1 điểm)

3 – Không cấu thành tội vi phạm qui định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (Điều 202 BLHS) khi hành vi vi phạm chưa gây thiệt hại cho tính mạng hoặc chưa gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác. (1 điểm)

Sai

K5 Điều  260 (2015)

4 – Hành vi dùng vũ lực đối với người quản lý tài sản thực hiện sau khi người phạm tội đã chiếm được tài sản luôn được xác định là tình tiết “hành hung để tẩu thoát” trong các tội phạm quy định tại Điều 136, 137 và 138 BLHS. (1 điểm).

Sai.

Chuyển hoá cướp.

II – Bài tập (6 điểm)

Bài tập 1: 3 điểm

A làm thợ chụp ảnh dạo ở thành phố Đà Lạt. Thấy anh B (là khách du lịch) có mang theo một máy ảnh Canon trị giá 7 triệu đồng đến thuê ngựa của C để chụp ảnh , A đã đến làm quen với anh B và đề nghị chụp cảnh anh B đang cưỡi ngựa. Anh B thuê A chụp 2 tấm hình bằng máy ảnh của A, đồng thời đưa máy ảnh của mình cho A, nhờ A quay phim cảnh B đang cưỡi ngựa. A giả vờ quay phim khoảng 3 phút, sau đó bất ngờ bỏ chạy cùng với máy ảnh của B. Anh B đã trình báo với công an. Chiều cùng ngày, công an thành phố Đà Lạt bắt được A. A khai đã bán chiếc máy ảnh của anh B với giá 6 triệu đồng.

Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A trong vụ án này và giải thích tại sao?

Cướp giật

Bài tập 2: 3 điểm

Khoảng 23 giờ ngày 14/12/2012, A và B điều khiển hai xe máy từ nhà đến một đoạn đường vắng trên quốc lộ 1A để giao 40 triệu đồng và nhận 3.079 gói thuốc lá Jet ngoại nhập từ một lái buôn. Khi chở năm thùng thuốc lá nêu trên đi bán thì A và B bị công an bắt giữ.

Anh chị hãy xác định hành vi trên của A và B có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì? Tại sao?

GV ra đề: ThS Nguyễn Thị Ánh Hồng


Lớp: Chất lượng cao 38A

Thời gian làm bài: 90 phút

(Sinh viên được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật)

I – Các nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? (4 điểm)

1 – Động cơ vụ lợi là dấu hiệu định tội của tội môi giới hối lộ (Điều 290 BLHS). (1 điểm)

2 – Mọi trường hợp đối xử tàn ác đối với người lệ thuộc mình đều cấu thành tội hành hạ người khác theo quy định tại Điều 110 BLHS. (1 điểm)

3 – Không phải mọi loại hàng cấm đều là đối tượng tác động của các tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm (Điều 155 BLHS). (1 điểm)

4 – Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng và bán vũ khí đó thì cấu thành hai tội: tội tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng (Điều 230 BLHS) và tội mua bán trái phép vũ khí quân dụng (Điều 230 BLHS). (1 điểm).

II – Bài tập (6 điểm)

Bài tập 1: 3 điểm

Ngày 06/02, A đến tiệm vàng X mua một sợi dây chuyền vàng 5 chỉ (vàng 9999). A đưa sợi dây chuyền về nhà cắt ra và chỉ chừa lại phần có dấu hiệu của tiệm vàng rồi chắp nối phần này với đoạn dây chuyền giả đã được mạ vàng ở phía ngoài. Sau đó “gia cố” xong sợi dây chuyền giả vàng giống với sợi dây chuyền mà A đã mua tại tiệm vàng X. Ngày 12/02, A đưa sợi dây chuyền giả này trở lại tiệm vàng X để bán. Chủ tiệm xem vàng thấy đúng của cửa hiệu mình cùng với tờ biên nhận nên đã mua lại sợi dây chuyền giả 5 chỉ đúng với giá vàng niêm yết. Khi A ra về, chủ tiệm mới phát hiện là vàng giả.

Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A trong vụ án này và giải thích tại sao?

Bài tập 2: 3 điểm

Từ tháng 04/2012, thực hiện việc ghi số đề cho chủ đề B để hưởng 5% trên số tiền phơi ghi được. Mỗi ngày, A thu lợi bất chính năm triệu đồng. Tháng 07/2012, A bị bắt quả tang với số tiền nhận ghi đề gần 400 triệu đồng.

Anh chị hãy xác định hành vi trên của A và B có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì? Tại sao?


Lớp: Thương mại 37

Thời gian làm bài: 90 phút

(Sinh viên được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật)

I – Các nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? (4 điểm)

1 – Tội chiếm giữ trái phép tài sản được coi là hoàn thành vào thời điểm chủ thể ngẫu nhiên chiếm hữu được tài sản. (1 điểm)

2 – Mọi hành vi không hứa hẹn trước mà cố ý chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có đều cấu thành tội chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có (Điều 250 BLHS). (1 điểm)

3 – Kết án người mà mình biết rõ là không có tội là hành vi cấu thành “Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội” (Điều 293 BLHS). (1 điểm)

4 – Làm giả tài liệu con dấu của cơ quan, tổ chức là hành vi chỉ cấu thành tội làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức (Điều 267 BLHS). (1 điểm).

II – Bài tập (6 điểm)

Bài tập 1: 3 điểm

Trưa 06/02, A phó trưởng công an xã T nhận tin báo tại khu vực bãi đất trống thuộc địa bàn ấp 7 có một đám đông tụ tập đá gà ăn tiền. Ngay sau đó, A thành lập một tổ công tác đi giải tán đám cờ bạc này. Đến nơi, A dùng súng K54 bắn chỉ thiên một phát khiến đám đông chạy toán loạn. A chạy bộ đuổi theo, bắn một phát thẳng vào đám đông làm anh X chết tại chỗ. Sau đó, A về trụ sở công an xã giao nộp súng và đến công an huyện đầu thú.

Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A trong vụ án này và giải thích tại sao?

Bài tập 2: 3 điểm

Khoảng 23 giờ ngày 14/12/2012, A và B điều khiển hai xe máy từ nhà đến một đoạn đường vắng trên quốc lộ 1A để giao 40 triệu đồng và nhận 3.079 gói thuốc lá Jet ngoại nhập từ một lái buôn. Khi chở năm thùng thuốc lá nêu trên đi bán thì A và B bị công an bắt giữ.

Anh chị hãy xác định hành vi trên của A và B có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì? Tại sao?


Lớp: Hình sự 37

Thời gian làm bài: 90 phút

(Sinh viên được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật)

I – Các nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? (4 điểm)

1 – Không phải mọi loại hàng cấm đều là đối tượng tác động của các Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm (Điều 155 BLHS). (1 điểm)

2 – Chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy không chỉ cấu thành Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 198 BLHS). (1 điểm)

3 – Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng công trình phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia là hành vi chỉ cấu thành Tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ning quốc gia (Điều 231 BLHS). (1 điểm)

4 – Không phải mọi hành vi che giấu tội phạm đều cấu thành Tội che giấu tội phạm (Điều 313). (1 điểm).

II – Bài tập (6 điểm)

Bài tập 1: 3 điểm

Khoảng 17 giờ ngày 24/02, anh Q – chủ một tiệm vàng ở huyện S cho số vàng chưa bán hết trong ngày bào hai hộp giấy bọc vải rồi để tất cả vào cốp xe máy. Trên đường về nhà, anh Q gặp bạn rủ đến nhà một người bạn giá chơi. Tại đây, vì người bạn gái vắng nhà nên họ đã nhờ anh ruột của người này là A đi tìm giùm.

Sau đó, Q tin tưởng đưa xe máy của mình cho A mượn để chạy đi tìm em gái. Trên đường đi, A vô tình mở cốp xe máy để cất mũ bảo hiểm thì thấy hai hộp đựng vàng. Không nén nổi lòng tham nên A lấy ba sợi dây chuyền và hai nhẫn vàng (tổng giá trị 10,5 triệu đồng) cho vào túi quần. Rồi sau khi tìm được em gái trở về, A thản nhiên đem xe trả lại cho anh Q như không hề có chuyện gì xảy ra. Sáng hôm sau, anh Q lấy vàng ra bán mới phát hiện bị mất nên vội vàng đi trình báo công an.

Hãy xác định tội danh đối với hành vi chiếm đoạt tài sản của A trong vụ án này và giải thích tại sao?

Bài tập 2: 3 điểm

Vào ngày 11/02/2012, A điều khiển xe gắn máy nhưng không đội mũ bảo hiểm. Thấy cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ, A định tăng ga bỏ chạy thì bị tổ tuần tra yêu cầu dừng xe. Lúc này, tổ tuần tra phát hiện A, đang trong tình trạng say xỉn nên tổ tuần tra yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn. A chẳng những không chấp hành mà còn nhặt một cục đá to ven đường ném vào xe tuần tra, gây thiệt hại về tài sản là 15 triệu đồng.

Anh chị hãy xác định hành vi của A trong trường hợp trên có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì? Tại sao?


Đề thi môn Luật Hình sự phần các tội phạm

Lớp: Hành chính 37

Thời gian làm bài: 90 phút

(Sinh viên được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật)

I – Các nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? (4 điểm)

1 – Hành vi cố ý gây hậu quả chết người không chỉ cấu thành các tội được quy định tại Điều 98, 99 BLHS. (1 điểm)

2 – Rừng có thể là đối tượng tác động của các tội phạm xâm phạm sở hữu. (1 điểm)

3 – Không phải mọi hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy đều cấu thành tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo Điều 194 BLHS. (1 điểm)

4 – Dùng vũ lực chống người thi hành công vụ không chỉ cấu thành tội chống người thi hành công vụ. (1 điểm).

II – Bài tập (6 điểm)

Bài tập 1: 3 điểm

Vào lúc 2 giờ sáng ngày 15/11/2011, do thiếu tiền trả nợ, A đã lẻn vào nhà chị X lấy một chiếc máy tính xách tay trị giá 7 triệu đồng. Nghe tiếng động, chị X tỉnh dậy giằng lại được máy tính, A bỏ chạy thì bị chị X đuổi theo. A rút dao trong người ra đâm vào tay chị X làm chị bị thương với tỷ lệ thương tật là 15%. Trên đường bỏ chạy, A bị bắt.

Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A trong vụ án này và giải thích tại sao?

Bài tập 2: 3 điểm

Năm 2005, UBND tỉnh Y có quyết định bãi bỏ việc thu tiền nghĩa vụ lao động công ích và nghĩa vụ lao động hai năm đối với thanh niên chưa đủ điều kiện đi làm nghĩa vụ quân sự. Trong thời gian này, A là xã đội trưởng xã N, vẫn tiếp tục thu tiền trên của những thanh niên trong xã. Từ năm 2005 đến lúc bị phát hiện năm 2007, A đã thu được hơn 41 triệu đồng của 50 thanh niên trong xã và chiếm giữ tiêu xài hết.

Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A trong vụ án này và giải thích tại sao?


Đề thi 2013 Luật Hình sự 2 – Phần các tội phạm

Lớp: Dân sự 37

Thời gian làm bài: 90 phút

(Sinh viên được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật)

I – Các nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? (4 điểm)

1 – Mọi trường hợp cố ý làm hư hỏng tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên đều cấu thành tội cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 143 BLHS)

2 – Tổ chức đánh bạc không thuộc trường hợp “quy mô lớn” thì không phạm tội. (1 điểm)

3 – Không phải mọi trường hợp trốn thuế từ 100 triệu đồng trở lên đều cấu thành tội trốn thuế được quy định tại Điều 161 BLHS. (1 điểm)

4 – Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức là hành vi không chỉ được quy định trong cấu thành tội làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức (Điều 267 BLHS). (1 điểm).

II – Bài tập (6 điểm)

Bài tập 1: 3 điểm

A và B là hàng xóm sát vách và có mâu thuẫn kéo dài trong nhiều năm. A quyết định trả thù nên mua một can xăng để sẵn chờ cơ hội. Vào lúc 1 giờ sáng, A cầm can xăng đi về phía nhà B tưới xăng vào khe cửa, sau đó dùng dây điện buộc chặt bên ngoài tất cả các cửa ra vào rồi châm lửa đốt. Khi lửa đã bốc cao, A bỏ đi nơi khác. Lúc này trong nhà, vợ chồng B và một đứa con đang ngủ say, phát hiện bị cháy nhà thì liền tri hô và tìm cách lao ra ngoài nhưng cánh cửa đã bị buộc chặt. Nhưng may mắn nhờ được chữa cháy kịp thời nên vợ chồng ông B chỉ bị bỏng nhẹ, còn đứa con của ông B bị bỏng với tỷ lệ thương tật là 12%. Ngoài ra, tài sản trong nhà của ông B bị cháy với tổng thiệt hại ước tính lên đến 150 triệu đồng. Vụ việc sau đó bị phát hiện.

Anh chị hãy xác định hành vi của A có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì? Tại sao?

Bài tập 2: 3 điểm

A là cán bộ bảo hiểm xã hội huyện, trong thời gian làm thủ tục hướng dẫn nhận tiền bảo hiểm xã hội cho người lao động nghỉ việc, A biết có nhiều người đã nghỉ làm nhưng chưa nhận số tiền này nên nảy sinh ý định chiếm đoạt khoản tiền này. Sau khi bàn bạc A đã cùng với B là nhân viên chính sách bảo hiểm xã hội huyện, đã tiến hành mua lại 180 sổ từ 19 doanh nghiệp có người lao động nghỉ việc nhưng chưa làm thủ tục nhận bảo hiểm. Để hợp thức hóa, A và B đã giả chữ ký của người lao động và nhiều giấy tờ xác nhận của địa phương. A và B đã rủ C là Phó giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện, D là thủ quỹ cùng tham gia. Họ lập danh sách những người được hưởng bảo hiểm xã hội một lần rồi đưa cho X là Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện ký duyệt. Do sơ suất không kiểm tra nên X đã ký duyệt số tiền 4 tỷ đồng. Số tiền chiếm đoạt được A, B, C và D đã chia nhau.

1 – Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A, B, C và D trong vụ án nêu trên và giải thích tại sao? (2 điểm)

2 – Trong trường hợp trên X có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì? Tại sao? (1 điểm)


Đề thi môn Luật Hình sự 2 – Phần các tội phạm

Lớp: Chất lượng cao 37

Thời gian làm bài: 90 phút

(Sinh viên được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật)

I – Các nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? (4 điểm)

1 – Lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản của Nhà nước mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên là hành vi chỉ cấu thành tội tham ô tài sản (Điều 278 BLHS)

2 – Mọi trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đã thực hiện hành vi giết người đó đều cấu thành tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 95 BLHS). (1 điểm)

3 – Không cấu thành tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (Điều 202 BLHS) khi hành vi vi phạm chưa gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác. (1 điểm)

4 – Hành vi dùng vũ lực đối với người quản lý tài sản thực hiện sau khi người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản luôn được xác định là tình tiết “hành hung để tẩu thoát” trong các tội phạm quy định tại Điều 136,137 và 138 BLHS. (1 điểm).

II – Bài tập (6 điểm)

Bài tập 1: 3 điểm

A làm thợ chụp ảnh dạo ở thành phố Đà Lạt. Thấy anh B (là khách du lịch) có mang theo một máy ảnh Canon trị giá 7 triệu đồng đến thuê ngựa của C để chụp ảnh , A đã đến làm quen với anh B và đề nghị chụp cảnh anh B đang cưỡi ngựa. Anh B thuê A chụp 2 tấm hình bằng máy ảnh của A, đồng thời đưa máy ảnh của mình cho A, nhờ A quay phim cảnh B đang cưỡi ngựa. A giả vờ quay phim khoảng 3 phút, sau đó bất ngờ bỏ chạy cùng với máy ảnh của B. Anh B đã trình báo với công an. Chiều cùng ngày, công an thành phố Đà Lạt bắt được A. A khai đã bán chiếc máy ảnh của anh B với giá 6 triệu đồng.

Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A trong vụ án này và giải thích tại sao?

Bài tập 2: 3 điểm

Khoảng 23 giờ ngày 14/12/2012, A và B điều khiển hai xe máy từ nhà đến một đoạn đường vắng trên quốc lộ 1A để giao 40 triệu đồng và nhận 3.079 gói thuốc lá Jet ngoại nhập từ một lái buôn. Khi chở năm thùng thuốc lá nêu trên đi bán thì A và B bị công an bắt giữ.

Anh chị hãy xác định hành vi trên của A và B có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì? Tại sao?


Đề thi 2013 môn Luật Hình sự 2 – Phần các tội phạm

Lớp: AUF 37

Thời gian làm bài: 90 phút

(Sinh viên được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật)

I – Các nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? (4 điểm)

1 – Mọi trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đã thực hiện hành vi giết người đó đều cấu thành tội “giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” (Điều 95 BLHS). (1 điểm)

2 – Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng và bán vũ khí đó thì cấu thành hai tội: tội “tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng” (Điều 230 BLHS) và tội “mua bán trái phép vũ khí quân dụng” (Điều 230 BLHS). (1 điểm)

3 – Hàng giả chỉ là đối tượng tác động của các tội phạm được quy định tại Điều 156, 157, 158 BLHS. (1 điểm)

4 – Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật là không chỉ là dấu hiệu định tội được quy định trong cấu thành tội “bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật” theo Điều 123 BLHS (1 điểm).

II – Bài tập (6 điểm)

Bài tập 1: 3 điểm

A làm thợ chụp ảnh dạo ở thành phố Đà Lạt. Thấy anh B (là khách du lịch) có mang theo một máy ảnh Canon trị giá 7 triệu đồng đến thuê ngựa của C để chụp ảnh , A đã đến làm quen với anh B và đề nghị chụp cảnh anh B đang cưỡi ngựa. Anh B thuê A chụp 2 tấm hình bằng máy ảnh của A, đồng thời đưa máy ảnh của mình cho A, nhờ A quay phim cảnh B đang cưỡi ngựa. A giả vờ quay phim khoảng 3 phút, sau đó bất ngờ bỏ chạy cùng với máy ảnh của B. Anh B đã trình báo với công an. Chiều cùng ngày, công an thành phố Đà Lạt bắt được A. A khai đã bán chiếc máy ảnh của anh B với giá 6 triệu đồng.

Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A trong vụ án này và giải thích tại sao?

Bài tập 2: 3 điểm

Ngày 15/06, bốn chiến sĩ cảnh sát giao thông huyện X thấy một xe máy đánh võng trên đường nên đuổi theo và bắt kịp sau đó. A và B đang uống rượu gần đó nhìn thấy bèn rủ nhau ném đá, gạch vào các cảnh sát để cho xe vi phạm chạy thoát. Hành vi nguy hiểm này làm hai cảnh sát té ngã xuống đường nhưng chỉ bị xây sát nhẹ, một cảnh sát khác bị ném trúng người gây thương tích với tỷ lệ 18%.

Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A và B trong vụ án này và giải thích tại sao?


Đề thi môn Luật Hình sự 2 – Phần các tội phạm

Lớp: CJL 37

Thời gian làm bài: 90 phút

(Sinh viên được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật)

I – Các nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? (4 điểm)

1 – Mọi trường hợp giao cấu trái pháp luật là giao cấu trái với ý muốn của nạn nhân. (1 điểm)

2 – Mọi hành vi gây rối trật tự ở nơi công cộng gây hậu quả nghiêm trọng chỉ cấu thành tội gây rối trật tự công cộng (Điều 245 BLHS). (1 điểm)

3 – Không phải mọi loại hàng cấm đều là đối tượng tác động của các tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm (Điều 155 BLHS). (1 điểm)

4 – Lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản của Nhà nước mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên là hành vi chỉ cấu thành tội tham ô tài sản (Điều 278 BLHS). (1 điểm).

II – Bài tập (6 điểm)

Bài tập 1: 3 điểm

Do có ý định chiếm đoạt xe máy tại các cửa hàng mua bán xe máy cũ, A đến cửa hàng của anh B hỏi mua một chiếc xe gắn máy. Sau khi thỏa thuận giá chiếc xe là 23 triệu đồng. A đề nghị được chạy thử xe. Anh B đồng ý và nhờ C đi cùng. A chạy xe chở anh C ngồi phía sau, đi được khoảng 300m thì A dừng xe lại bên đường và lấy 50 ngàn đồng đưa cho anh C nhờ mua gói thuốc lá. Khi anh C cầm tiền, xuống xe đi vào vỉa hè mua thuốc là thì A mở khóa xe phóng đi thẳng.

Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A trong vụ án này và giải thích tại sao?

Bài tập 2: 3 điểm

Khoảng 22 giờ, sau khi uống rượu xong. T lấy xe gắn máy rủ C đi chọc ghẹo người đi đường. Trên đường đi bọn chúng liên tục la hét. T vừa lái xe, vừa lạng lách, còn C, lúc thì cà mã tấu xuống đường cho xẹt lửa, lúc thì quơ mà tấu qua lại trên cao, làm những người đi đường hoảng sợ bỏ chạy. Khi bị lực lượng dân phòng đuổi bắt thì xe bọn chúng bị ngã. Lực lượng dân phòng lao vào bắt. C dùng mã tấu chém vào tay ông N (là đội viên đội biên phòng) làm ông N bị thương tích 8%.

Hãy xác định hành vi của C có phạm tội không? Nếu có thì tội gì? Tại sao?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *