Tiny people signing giant contract. Flat vector illustration. Man and woman, concluding agreement with bank, taking out loan at interest, paying off debt. Mortgage, money, credit, finance concept

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

Giảng viên: Lê Việt Sơn

Bài làm

Câu 1:

1.Thành phần, tư cách của những người tham gia tố tụng trọng vụ án trên là:

Bên khởi kiện: bà Châu (Khoản 8 Điều 3 Luật TTHC)

Bên bị khởi kiện: UBND quận X, TP.H

Người đại diện theo PL: căn cứ vào Điều 60 Luật TTHC 2015, là Chủ tịch UBND quận X.CT có thể ủy quyền cho cấp phó của mình theo quy định của pháp luật.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: bà Phụng

2.Quyết định của Hội đồng xét xử là không phù hợp với qui định của pháp luật TTHC.

Do yêu cầu của bà Châu không thuộc các trường hợp phải hoãn phiên tòa, được qui định tại Điều 162 Luật TTHC 2015

Hướng giải quyết của HĐXX là tiếp tục phiên xét xử, không được hoãn phiên tòa.

3. Căn cứ theo Điểm b Khoản 1 Điều 225 Luật TTHC, tòa sơ thẩm đã có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

Phương hướng xử lí: Quyết định của TAND huyện X bị huỷ và giao cho TAND Huyện X xét xử lại thủ tục sơ thẩm.

CSPL: Khoản 1 Điều 274 Luật TTHC 2014, Khoản 2 Điều 272 Luật TTHC 2015

Câu 2:

1. Công ty Sông Lô cần phải khởi kiện cả 2 quyết định số 1058/QĐ-UB, 2267/QĐ-UB (vì đây là quyết định giải quyết khiếu nại của chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang, thuộc đối tượng có thể bị khởi kiện).

CSPL: Nghị quyết 01/2015/NQ-HĐTP, Khoản 1,2 Điều 3 Luật TTHC và Khoản 1 Điều 30 Luật TTHC.

2. Thành phần, tư cách của những người tham gia tố tụng:

Các bên đương sự gồm có:

  • Bên khởi kiện: Cty TNHH SL.Người đại diện theo PL: do điều lệ công ty quy định (Khoản 8 Điều 3)
  • Bên bị kiện: UBND tỉnh HG, do thẩm quyền thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản thuộc về UBND cấp tỉnh (CSPL: Điểm đ Khoản 1 Điều 81 Luật Khoáng sản 2010)

Chủ tịch UBND Huyện HG.

Chúng ta căn cứ vào luật chuyên nghành để xác định đối tượng bị khởi kiện.

3. a) Cách thức xử lý của TA là chưa đúng theo quy định tại Khoản 3 Điều 140 Luật TTHC 2015.Vì Khoản 3 Điều 140 quy định rõ: “Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày lập biên bản, người bị kiện phải gửi cho Tòa án quyết định hành chính mới hoặc thông báo về việc chấm dứt hành vi hành chính bị khởi kiện và người khởi kiện phải gửi cho Tòa án văn bản rút đơn khởi kiện.Hết thời hạn này mà một trong các đương sự không thực hiện cam kết của mình thì Thẩm phán tiến hành các thủ tục để mở phiên tòa xét xử vụ án.

Trường hợp nhận được quyết định hành chính mới hoặc văn bản rút đơn khởi kiện thì Tòa án phải thông báo cho các đương sự khác biết.Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án, nếu các đương sự không có ý kiến phản đối thì Thẩm phán ra quyết định công nhận kết quả đối thoại thành, đình chỉ việc giải quyết vụ án và gửi ngay cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp.”

Như vậy, 3 ngày sau khi lập biên bản đối thoại, TAND đã nhận được QĐHC mới nhưng không có thông báo cho các đương sự khác biết, đồng thời phía đương sự cũng chưa có hành động rút đơn khởi kiện mà Tòa đã ban hành quyết định công nhận kết quả đối thoại thành là chưa đúng với quy định của PL.

b) Do ATND thành phố Hà Nội đã có sai phạm ngiêm trọng về mặt thủ tục tố tụng nên Viện trưởng VKSND tỉnh HG có thể kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, theo Điều 221 Luật TTHC 2015.

Bài 3:

1. Ông Khoa có thể khởi kiện công văn của UBND phường TP, quận T, TP.H.

Do công văn là văn bản núp bóng hành vi hành chính

2. Việc bổ sung yêu cầu của ông Khoa, việc xây dựng nhà tạm là không vượt quá do ông đã yêu cầu xem xét tính hợp pháp của quyết định, còn yêu cầu bồi thường là vượt quá (do ông không yêu cầu bồi thường thiệt hại từ lúc đầu).

Vì căn cứ theo Khoản 1 Điều 173, HĐXX chỉ chấp nhận nếu không vượt qua phạm vi khởi kiện ban đầu.(vượt quá về pháp luật tranh chấp).

3. Ông Khoa có thể bảo vệ quyền và lợi ích của mình bằng cách làm đơn kháng cáo giám đốc thẩm lên TAND cấp cao.

Trong trường hợp này là kháng cáo quá hạn thuộc quy định tại Điều 208 Luật TTHC 2015.Căn cứ vào Khoản 4 Điều 32, Tòa án có thẩm quyền thụ lý và xét xử cấp sơ thẩm vụ việc trên là TAND TP.H.Do đó, cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc trên theo trình tự phúc thẩm là TAND cấp cao.

Thẩm quyền kháng nghị thuộc về TAND cấp cao, theo Điểm a Khoản 1 Điều 266.Và cách thức xử lý là Tòa cấp cao gửi trả hồ sơ vụ án cho tòa cấp tỉnh xét xử sơ thẩm lại, theo Khoản 3 Điều 272 Luật TTHC.

Bài 4:

1.Thành phần, tư cách tham gia vụ kiện theo Khoản 8 và 9 Điều 3 Luật TTHC 2015

Người khởi kiện: Cty TNHH Sông Lô.Người đại diện theo PL: do điều lệ công ty quy định (ông Tùng tổng giám đốc công ty).

Người bị kiện: UBND tỉnh HG.

Người đại diện theo PL: căn cứ vào Điều 60 LTTHC 2015, là Chủ tịch UBND quận X.CT có thể ủy quyền cho cấp phó của mình theo quy định của pháp luật

2.Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của TAND tỉnh HG là trái PL tố tụng.

Căn cứ theo Điểm e Khoản 1 Điều 143, việc UBND thực hiện cam kết ban hành QĐ mới là chưa đủ để đình chỉ giải quyết vụ án mà phía người khởi kiện cũng phải rút đơn khởi kiện, trong trường hợp này, công ty TNHH Sông Lô chưa rút đơn kiện.

3.a) VT VKSNDTC phải kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, doi còn thời hạn kháng nghị, căn cứ theo Điểm c Khoản 1 Điều 255 và Khoản 1 Điều 260 Luật TTHC 2015.

b) Theo Điểm c Khoản 5 Điều 243 Luật TTHC 2015, Hội đồng xét xử cần tuyên bố hủy bỏ quyết định của TAND Tỉnh HG và giao cho cấp sơ thẩm xét xử lại.

Bài 5

1.Căn cứ theo Khoản 6 Điều 32 Luật TTHC 2015, tòa có thẩm quyền giải quyết là TAND tỉnh KG.

Thời hiệu khởi kiện là từ 31/8/2011 đến 31/8/2012 (Điểm a Khoản 1 Điều 116 Luật TTHC 2015).

2.Phán quyết trên của Tòa là trái với quy định của PL.

Căn cứ vào khoản Khoản 2 Điều 6, Điều 112 thì HĐXX chỉ có quyền kiến nghị CQNN có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ, không được tuyên giữ nguyên.Đây là sai phạm về mặt tố tụng.

Nếu không đồng ý với bản án sơ thẩm, ông Trung làm đơn kháng cáo phúc thẩm gửi đến TAND cấp cao tại TP.HCM, theo Khoản 1 Điều 29 Luật tổ chức TAND 2014.

3.Yêu cầu bổ sung thêm của ông Trung sẽ không được TA cấp phúc thẩm chấp nhận căn cứ theo Điều 220 Luật TTHC 2015, do đã vượt quá phần xét xử của bản án sơ thẩm.

Bản chất của xét xử phcú thẩm là xét xử lại quyết định, bản án của sơ thẩm chưa có hiệu lực, không được vượt quá.

Bài 6:

1.Vì cục Hải quan TP.HN là CQNN cấp tỉnh nên:

Căn cứ vào Khoản 3 Điều 32 LTTHC 2015, TAND có thẩm quyền xét xử sơ thẩm là TAND TP.HN.Tòa có thẩm quyền xét xử phúc thẩm là TAND cấp cao tại HN.

Thành phần những người tham gia tố tụng là: theo Khoản 8,9 Điều 3 Luật TTHC

Người khởi kiện: công ty cổ phần Ngọc Thanh- người đại diện theo PL là tổng giám đốc công ty (Điều 60)

Người bị kiện: cục trưởng cục hải quan thành phố H

2.Phán quyết của HĐXX sơ thẩm là trái PL.

Căn cứ vào Khoản 2 Điều 6, Điều 112 và Điểm b Khoản 2 Điều 193 Luật TTHC 2015, HĐXX không có thẩm quyền thay đổi QĐHC (ở đây là xác định lại mức tiền phạt) mà chỉ có thể kiến nghị CQNN có thẩm quyền xem xét, sửa đổi.

Phán quyết của HĐXX phúc thẩm là không phù hợp với qui định của PL.Do tòa sơ thẩm đã có sai phạm về mặt áp dụng pháp luật nên áp dụng theo Khoản 3 Điều 241 Luật TTHC, tòa phúc phải hủy bản án và gửi lại cho tòa sơ thẩm xét xử lại.

3.Căn cứ kháng nghị: theo Điểm a (hoặc b) Khoản 1 Điều 255 Luật TTHC 2015.

Cơ quan có thẩm quyền: hội đồng thẩm phán TAND Tối cao (theo Điểm a Khoản 2 Điều 22 Luật tổ chức TAND 2014, Khoản 2 Điều 266 Luật TTHC)

Hướng giải quyết: theo Khoản 2 Điều 274 Luật TTHC, thì TAND tối cao sẽ hủy bản án và gửi trả hồ sơ vụ án cho tòa sơ thẩm/phúc thẩm xét xử lại.

Bài 7:

1.Đơn khởi kiện của công ty Sao Việt sẽ được TAND quận Đống Đa, Hà Nội thụ lý do công ty đã có lợi ích bị xâm phạm và có chứng cứ để đưa ra vụ kiện.

2.Được chấp nhận căn cứ vào Điểm a Khoản 2 Điều 138 Luật TTHC 2015.

3.Căn cứ: khoản 1 Đ.210 LTTHC 2010; CQ có thẩm quyền giải quyết: Tòa hành chính TAND tối cao căn cứ theo khoản 2 Đ.219 LTTHC

Giải quyết: Khoản 3 Điều 277 Luật TTHC 2010 về việc hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại vì có sự vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng.Căn cứ theo Khoản 1 Điều 130 Luật TTHC 2010, nếu Kiểm Sát Viên không có mặt thì phải hoãn phiên tòa

Bài 8:

1.Tòa sẽ thông báo, hỏi ý kiến và giải thích cho ông Tuấn về việc có chấp nhận rút đơn kiện hay không khi quyết định mà ông kiện đã không còn hiệu lực.

Nếu ông Tuấn rút đơn kiện: thì theo Điểm e Khoản 1 Điều 141 Luật TTHC 2015 tòa sẽ tuyên bố đình chỉ việc giải quyết vụ án.

Nếu ông Tuấn không rút đơn kiện: thì Tòa án sẽ vẫn tiếp tục xét xử bình thường, sẽ có 2 hướng xử lí cho Tòa:

1) Nếu ông Tuấn không có yêu cầu đòi bồi thường và trên thực tế không có thiệt hại do quyết định hành chính gây ra thì Tòa sẽ tuyên bác yêu cầu khởi kiện (án lệ hành chính khi đối tượng khởi kiện không còn, bản án 06/2012/HC-GĐT ngày 20/4/2012 của Tòa hành chính TAND tối cao).

2) Tòa sẽ xem xét tính hợp pháp của quyết định 2944/QĐ-UBND và cả quyết định hủy bỏ số 3789/QĐ-UBND của UBND thành phố Biên Hòa.

Theo Điều 8 Luật TTHC 2015 quy định quyền quyết định và tự định đoạt của người khởi kiện, thì trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, người khởi kiện có quyền rút, thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của mình theo quy định của Luật này.

Yêu cầu bổ sung của ông Tuấn trong phiên tòa sơ thẩm sẽ không được HĐXX chấp nhận.

Vì theo Khoản 1 Điều 173 Luật TTHC 2015, về việc xem xét việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu của tòa sơ thẩm:

1.Hội đồng xét xử chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện hoặc yêu cầu độc lập ban đầu.

Ông Tuấn đã yêu cầu bổ sung thêm 2 quyết định hành chính bị khởi kiện, điều này được xem là đã vượt quá về mặt yêu cầu vì khiến Tòa phải xem xét lại toàn bộ vụ án và nghiên cứu thêm về 2 quyết định số 2944 và 3790.

Nếu việc bổ sung này được thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, thì yêu cầu bổ sung của ông sẽ được tòa chấp nhận.

Theo Điểm a Khoản 2 và Điểm b Khoản 4 Điều 138 thì trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại, thì người khởi kiện có quyền bổ sung thêm yêu cầu khởi kiện khi được thẩm phán hỏi và trong lúc đối thoại.

3.Phán quyết trên của HĐXX phúc thẩm là không hợp lí.

Vì theo Điều 241 Luật TTHC 2015 về thẩm quyền của hội đồng xét xử phúc thẩm, thì tòa án cấp phúc thẩm không thể vừa giữ nguyên, vừa sửa đổi một phần (toàn bộ) bản án sơ thẩm.

Bài 9:

1.Yêu cầu khởi kiện của Tổng giám đốc công ty CP Bình Phương là không đúng với quy định của pháp luật.

Vì theo Điều 5 và 7 Luật TTHC 2015, người khởi kiện chỉ có thể yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và được yêu cầu đòi bồi thường, chứ không thể kiến nghị xử lí kỉ luật với người đã ban hành ra quyết định HC và xác định lại mức xử phạt (Theo điểm b Khoản 2 Điều 193)

Yêu cầu hủy quyết định xử phạt là đúng thẩm quyền xét xử của Tòa án (Khoản 2 Điều 193 Luật TTHC)

2.Theo Khoản 2 Điều 32 Luật TTHC 2015, thẩm quyền xét xử sẽ thuộc về TAND tại nơi công ty đặt trụ sở, là TAND tỉnh HB, do Cục Điều tra chống buôn lậu trực thuộc Tổng Cục Hải quan, và cục này là cơ quan trực thuộc cơ quan trung ương.

Theo Khoản 8 và 9 Điều 3 thì thành phần những người tham gia tố tụng trong vụ án trên là:

Người khởi kiện: công ty CP Bình Phương, người đại diện theo PL là ông Hùng Phương-tổng giám đốc công ty.

Người bị kiện: Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu (do là người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt)

4 cục cấp tỉnh: thi hành án, thống kê, hải quan, thuế.

3. Thủ tục kháng nghị phúc thẩm và cơ quan có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội.(theo Khoản 2 Điều 29 Luật tổ chức TAND 2014 và do còn thời hạn kháng cáo, bản án sơ thẩm nên sẽ kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm).

Theo Khoản 3 Điều 241 Luật TTHC, tòa phúc thẩm sẽ hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ cho tòa sơ thẩm xét xử lại.

Bài 10:

1.Tòa án xét xử sơ thẩm: TAND thành phố Hà Nội (Khoản 3 Điều 32 Luật TTHC 2015).

Tòa án xét xử phúc thẩm: TAND cấp cao tại Hà Nội (Khoản 1 Điều 29 Luật tổ chức TAND 2014).

Thành phần tham gia tố tụng:

Người khởi kiện: Công ty Cp Hùng An, người đại diện theo PL là Tổng giám đốc (Khoản 7 Điều 3 Luật TTHC 2015)

Người bị kiện: Cục trưởng cục thuế thành phố HN (Khoản 8 Điều 3 Luật TTHC 2015).

2.Hai tòa sơ thẩm và phúc thẩm đều đã ra phán quyết không đúng với PL, sai lầm nghiêm trọng về áp dụng pháp luật.

Tòa sơ thẩm không được phép ra quyết định xác định lại mức phạt được quy định trong quyết định, Điều này không đúng với thẩm quyền của Tòa được quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 193 Luật TTHC.

3.Thủ tục xét lại bản án sẽ theo thủ tục giám đốc thẩm, do Chánh án TAND tối cao đã kháng nghị (theo Khoản 1 Điều 260 Luật TTHC 2015) và cơ quan có thẩm quyền giải quyết là TAND tối cao.

Hủy bản án sơ thẩm, phúc thẩm, gửi hồ sơ yêu cầu tòa sơ thẩm xét xử lại (Theo Khoản 2 Điều 274 Luật TTHC 2015).

Bài 11:

1.Việc yêu cầu bổ sung của bà A sẽ không được HĐXX chấp nhận vì các yêu cầu này đã vượt quá thẩm quá của Tòa.(theo Khoản 1 Điều 173 Luật TTHC 2015).

2.Hội đồng xét xử sẽ quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm vì người kháng cáo đã rút toàn bộ kháng cáo, dù đại diện DN X không đồng ý.(theo Điểm c Khoản 1 Điều 229)

Bài 12:

a)Phán quyết của HĐXX sơ thẩm là chưa phù hợp.

Trong trường hợp như thế này thì các tòa cần hướng dẫn cho người khởi kiện thay đổi yêu cầu khởi kiện thành yêu cầu tuyên bố quyết định bị kiện là trái pháp luật.Với yêu cầu như trên sẽ ngăn ngừa được tình trạng cơ quan hành chính tiếp tục ban hành văn bản khác để đối phó nhưng lại có nội dung tương tự văn bản đã bị khởi kiện..

b)Phán quyết của HĐXX sơ thẩm chưa phù hợp, sai phạm về thẩm quyền xét xử.Vì theo Điểm g, Khoản 2 Điều 193 Luật TTHC, hội đồng xét buộc cơ quan, tổ chứcbồi thường thiệt hại, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị xâm phạm do quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trái pháp luật gây ra;

Nhưng TAND huyện Đông Hòa lại quyết định buộc chủ tịch UBND huyện khôi phục … Như vậy là có sai phạm về áp dụng pháp luật.

Đóng góp bởi: Linh Hoàng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *