Luat canh tranh

Bài tập cạnh tranh

II. Nhận định:

1. Đây là nhận định sai.

Theo Khoản 3 Điều 17 qui định “Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại.”

Các trường hợp mua một phần tài sản

2. Đây là nhận định sai.

Điều 42 Luật cạnh tranh 2004 quy định trường hợp DN dùng vũ lực để ép khách hàng, đối tác của DN khác buộc họ ngưng giao dịch hoặc không giao dịch với doanh nghiệp đó.

3. Đây là nhận định sai

III.Bài tập:

1. Tập đoàn X và công ty T:

Những hành vi của công ty X mang tính cạnh tranh không lành mạnh:

a)   Đưa ra thông tin không trung thực, bao gồm: đăng hình ảnh sai sự thật

b)  Đăng các bài viết mang tính chỉ trích, không có căn cứ

c)   Có hành vi bội nhọ nhãn hiệu, logo, hạ thấp uy tín của tập đoàn X

d)  Tiến hành khảo sát ý kiến khách hàng, có các đối tượng ảnh hưởng tiêu cực

Hành vi mang tính gièm pha DN khác, quảng cáo gian dối gây nhầm lẫn (được quy định tại Khoản 4 Điều 39 Luật CT 2004)

Tuy vậy, tập đoàn X và công ty T do không chung loại hình doanh nghiệp nên hành vi của công ty X không được xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

2. Quảng cáo thạch rau câu của DN A:

Không quảng cáo so sánh trực tiếp, do không nêu đích danh DN bị đem ra so sánh.

Không quảng cáo gian dối (do quảng cáo về chất lượng sản phẩm của DN khác, không phải đưa ra thông tin sai sự thật về chất lượng sản phẩm của bản thân).

Hành vi quảng cáo của DN không vị phạm pháp luật cạnh tranh.

3. B và C trong mạng lưới bán hàng đa cấp:

Khoản 2 Điều 48 luật cạnh tranh 2004 quy định nếu DN không mua lại hàng hóa với mức giá ít nhất 90% từ người tham gia thì bị xem là kinh doanh đa cấp bất chính.

Trong khi đó B là một phân phối viên trong mạng lưới bán hàng đa cấp, như vậy B không phải là nhân viên của công ty A, cũng chỉ là người mua hàng rồi bán lại như C, như vậy B không có nghĩ vụ phải mua lại hàng hóa từ C.

Hành vi của B không vi phạm Luật cạnh tranh 2004.

4. Các công ty bảo hiểm đồng loạt nâng mức phí bảo hiểm xe ô tô:

a) 16 DN kinh doanh bảo hiểm đã có sự có sự thoả thuận nâng và ấn định mức phí dịch vụ bảo hiểm tiêu chuẩn cho xe ô tô một cách trực tiếp, thống nhất cùng hành động bằng việc ký kết các văn bản thỏa thuận hợp tác giữa các thành viên tại …

CSPL: Theo Khoản 1 Điều 8 Luật Cạnh tranh 2004 quy định hành vi “thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp” bị coi là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.

Cần phải xác định thị phần của 16 doanh nghiệp bảo hiểm nội địa này. Theo Khoản 2 Điều 9 Luật Cạnh tranh về thỏa thuận ấn định giá hàng hóa dịch vụ một cách trực tiếp, hoặc gián tiếp sẽ bị cấm, nếu thị phần kết hợp của các bên tham gia thỏa thuận trên thị trường chiếm từ 30% trở lên.

Như vậy, nếu thị phần của 16 DN bảo hiểm đã ký thỏa thuận đạt mức từ 30% trở lên, thì theo điểm a Khoản 1 Điều 8 Nghị định 71/2014/NĐ-CP, với hành vi “Thỏa thuận tăng giá hoặc giảm giá ở mức cụ thể” thì mức xử phạt sẽ là 10% tổng doanh thu của từng DN BH tham gia thỏa thuận trước năm tài chính thực hiện hành vi vi phạm.

b)  Hành vi của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam không vi phạm Luật Cạnh tranh 2004, do hiệp hội chỉ có thể bị xử phạt về hành vi phân biệt đối xử được quy định tại Khoản 8 Điều 39 Luật CT 2004.

5. Ba công ty thu mua cà phê tại tỉnh Đ:

Hành vi của 3 DN trên đã vi phạm Luật cạnh tranh, hành vi được quy định tại Khoản 3 Điều 8 Luật CT 2004:

“3. Thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, dịch vụ”

Và Khoản 1 Điều 16 Nghị định 116/2005/NĐ-CP:

“1. Thoả thuận hạn chế số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, dịch vụ là việc thống nhất cắt, giảm số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ trên thị trường liên quan so với trước đó.”

Hành vi này bị cấm bởi Khoản 2 Điều 9 Luật CT 2004, do 3 DN này có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan là 62%:

“2. Cấm các thoả thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 8 của Luật này khi các bên tham gia thoả thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên.”

6. Vietnam Airlines và Pacific Airlines:

V.A chiếm 80% thị phần thị trường cung cấp dịch vụ hàng không nội địa, nên theo Khoản 1 Điều 11 LCT 2004, V.A có vị trí thống lĩnh thị trường.

Theo Khoản 1 Điều 13 qui định cấm DN có vị trí thống lĩnh thị trường bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh;

Theo điểm d Khoản 2 Điều 23 Nghị định 116/2005/NĐ-CP qui định DN có vị trí thống lĩnh thị trường được phép hạ giá bán hàng hoá trong chương trình khuyến mại theo quy định của pháp luật;

Cần phải xem xét hành vi giảm giá vé 50% của V.A là nhằm mục đích thu hút khách hàng, quảng bá thương hiệu hay là nhằm triệt hạ P.A.

Lưu ý: lợi nhuận trong nghành hàng không đến chủ yếu từ hệ số ghế (càng nhiều khách càng tốt), giảm giá chỉ là một yếu tố phụ.

Chứng minh được giá dịch vụ (giá vé) của Vietnam Airlines có hạ đến mức dưới giá thành toàn bộ hay không: giá thành toàn bộ được qui định tại Điều 24, 25 và 26 Nghị định 116/2005/NĐ-CP.

Việc hạ giá này của V.A có được thực hiện theo lộ trình hay không: thực hiện các trình tự và thủ tục theo Khoản 3 Điều 23 NĐ 116/2005, “thường xuyên giảm giá vé trên các đường bay mà P.A khai thác”.

7. Công ty A sản xuất hóa mỹ phẩm:

Hành vi găm hàng để tăng giá của công ty A không vi phạm pháp luật cạnh tranh, không thuộc 10 trường hợp cạnh tranh không lành mạnh được quy định tại Điều 39 Luật CT 2004 (xem thêm Điều 47 Nghị định 185/2014 xử phạt hành vi găm hàng hóa).

Hành vi mua lại cổ phần trong công ty B của ông X:

2 DN A và B chiếm 60% thị phần trên thị trường liên quan.

Công ty A đã tiến hành mua 35% tổng số cổ phần phổ thông của công ty B. Đây là hành vi tập trung kinh tế dưới hình thức mua một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại, được quy định tại Khoản 3 Điều 16 và Khoản 3 Điều 17 Luật CT 2014, không thuộc các trường hợp miễn trừ đối với tập trung kinh tế bị cấm tại Điều 19.

Việc kiểm soát chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại được hướng dẫn tại Điều 34 Nghị định 116/2005/NĐ-CP:

“ …trường hợp một doanh nghiệp (sau đây gọi là doanh nghiệp kiểm soát) giành được quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp khác (sau đây gọi là doanh nghiệp bị kiểm soát) đủ chiếm được trên 50% quyền bỏ phiếu tại Đại hội đồng cổ đông, … của doanh nghiệp bị kiểm soát đủ để doanh nghiệp kiểm soát chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của doanh nghiệp bị kiểm soát nhằm thu được lợi ích kinh tế từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị kiểm soát.”

Theo Khoản 1 Điều 114 Luật DN 2014 qui định:

“1. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.”

Như vậy chỉ cần chiếm 26,01% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là đủ để thông qua các quyết định tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp này công ty A chiếm 35% tổng số cổ phần phổ thông, đủ để kết luận công ty A có khả năng kiếm soát và chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của công ty B.

8. CTCP X sản xuất nước uống đóng chai và CT TNHH Y phân phối nước giải khát:

a)   Hành vi của 2 DN X và Y thuộc trường hợp thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được qui định tại Khoản 2 Điều 8 Luật cạnh tranh 2004:

“2. Thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ.”

và Khoản 2 Điều 116 Nghị định 116/2005/NĐ-CP:

“2. Thoả thuận phân chia nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ là việc thống nhất mỗi bên tham gia thỏa thuận chỉ được mua hàng hóa, dịch vụ từ một hoặc một số nguồn cung cấp nhất định.”

Hành vi của 2 DN để xem là có vi phạm cạnh tranh hay không phụ thuộc vào thị phần của 2 DN trên thị trường liên quan có chiếm từ 30% trở lên hay không, theo quy định tại Điều 9 Luật CT 2004.

Nếu thị phần của mỗi DN này trên thị trường liên quan chiếm từ 30% trở lên thì sẽ bị xử phạt Điều 9 Nghị định 71/2014/NĐ-CP:

Phạt tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp

Còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 2 Điều 8 của Nghị định này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *