A. Nhận định

1.Theo quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999, hành vị cung cấp thông tin gây nguy hiểm cho chuyến bay bị coi là tội phạm.

Sai, Bị coi là tội phạm khi hành vi cung cấp thông tin SAI đến mức gây uy hiếp an toàn của tàu đang bay hoặc trên mặt đất.CSPL: khoản 4, Điều 278 BLHS 2015 – ok

2.Theo quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999, hành vi cung ứng thông tin gây nguy hiểm cho chuyến bay bị coi là phạm tội.

Giống

3.Vùng trời thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của quốc gia nên các chuyến bay không thường lệ đều phải xin một giấy phép đặc biệt mới được bay vào vùng trời của quốc gia.

Đúng, Tàu bay chỉ được phép khai thác vùng trời VN khi có giấy chứng nhận đủ điều kiện bay còn hiệu lực do Bộ GTVT cấp hoặc công nhận.CSPL: Điều 17 Luật HKDDVN.

Không một tàu bay nào của quốc gia kết ước được bay qua lãnh thổ của một quốc gia ký kết khác hoặc hạ cánh xuống đó  mà không được phép bằng sự thỏa thuận đặc biệt hoặc bằng cách khác và phải tuân thủ các điều kiện của giấy phép đó.CSPL: khoản c điều 3 Chicago.

4.Theo Công ước Montreal 1999, mọi trường hợp thiệt hại đối với hành lý, hành khách chỉ được bồi thường dựa vào trọng lượng của hành lý.

Sai, nếu hành khách có sự kê khai đặc biệt giá trị hành lý và trả một khoản tiền bổ sung thì khi có thiệt hại đối với hành lý, người chuyên chở có trách nhiệm bồi thường một khoản tiền không vượt quá số tiền đã công bố.CSPL: khoản 2 Điều 22 Montreal 1999 ok

5.Trong mọi trường hợp, các quốc gia chỉ cấp thương quyền cho các hãng hàng không mang quốc tịch nước mình hoặc nước mà mình có ký kết hiệp định vận chuyển hàng không quốc tế.

Sai, QG cũng có thể cấp thương quyền trực tiếp cho một hãng hàng không nước ngoài mà QG đó không ký kết hiệp định nào với mình trong thời gian tạm thời vào TH đặc biệt.Việc này được thực hiện một cách đột xuất và hạn chế.

6.Theo Công ước Chicago 1944, tất cả các chuyến bay quốc tế không định kỳ đều phải xin phép trước mới được phép bay và vùng trời của các quốc gia.

Đúng, Không một tàu bay nào của quốc gia kết ước được bay qua lãnh thổ của một quốc gia ký kết khác hoặc hạ cánh xuống đó  mà không được phép bằng sự thỏa thuận đặc biệt hoặc bằng cách khác và phải tuân thủ các điều kiện của giấy phép đó.CSPL: khoản c điều 3 Chicago.

Các tàu bay không thực hiện các chuyến bay quốc tế thường lệ phụ thuộc vào việc tuân thủ các điều kiện của công ước Chicago, có quyền bay vào hoặc bay qua không hạ cánh trên lãnh thổ QG kết ước khác.CSPL: Điều 5 Chicago.

Sai.

Điều 5 Chicago 1944 các quốc gia ký kết thoả thuận rằng, phụ thuộc vào công ước này, việc bay vào hay bay qua không hạ cánh trên lãnh thổ của nước mình và hạ cánh không nhằm mục đích thương mại mà không cần có phép trước.

7.SDRs là một đơn vị tiền tệ, có thể sử dụng trong thanh toán quốc tế giống như các loại tiền tệ thông thường.

Sai, SDRs là đơn vị tiền tệ quốc tế do Quỹ tiền quốc tế IMF phát hành, phân bổ cho các nước thành viên một lượng theo tỷ lệ phần đóng góp vốn của mình vào IMF.Tuy SDRs là một đơn vị tiền tệ nhưng nó hoàn toàn không có tính chất lưu thông mà chỉ có ý nghĩa thanh toán quốc tế.

CSPL: khoản 1 Điều 23 Montreal 1999.

8.Các hãng hàng không được cấp thương quyền có thể mua bán lại các thương quyền cho các hãng khác.

Sai, Các hãng hàng không được cấp thương quyền vận chuyển thì không được chuyển giao cho nhau.

Đây là quyền được tự do giao thông, khai thác vận tải thương mại trong vận chuyển hàng không giữa các quốc gia ký kết.Các thương quyền này được trao cho nhau giữa các quốc gia ký kết, và các hãng hàng không nhận được thương quyền từ QG mình.Các hãng hàng không không được mua bán thương quyền này.

9.Luật hàng không dân dụng quốc tế điều chỉnh tất cả các quan hệ liên quan đến hàng không.

Sai, Luật hàng không dân dụng quốc tế chỉ điều chỉnh các hoạt động hàng không dân dụng như quy định về tàu bay, cảng hàng không, sân bay, nhân viên hàng không, hoạt động bay, an ninh hàng không,… và các hoạt động khác có liên quan đến hàng không dân dụng.Luật HKDDQT  không điều chỉnh các hoạt động của tàu bay công vụ như tàu bay quân sự, tàu bay chuyên dụng của lực lượng hải quan, công an và các tàu bay khác sử dụng cho mục đích công vụ nhà nước.CSPL: khoản a Điều 3 Chicago.ok

10.Trong mọi trường hợp người sử dụng thực tế phương tiện bay phải bồi thường thiệt hại gây ra cho người thứ ba dưới mặt đất.

Sai, Người sử dụng phương tiện bay chỉ phải bồi thường thiệt hại gây ra cho người thứ ba dưới mặt đất nếu chứng minh được tàu bay đang bay, người, vật chất từ tàu đang rơi xuống trực tiếp gây ra thiệt hại.

CSPL: khoản 3 Điều 177, khoản 1 Điều 175 Luật HKDDVN.

11.Luật HKDDQT điều chỉnh mối quan hệ giữa các Hãng hàng không với nhau trong quá trình khai thác các đường bay quốc tế.

Sai, Luật HKDDQT điều chỉnh các mối quan hệ pháp lý phát sinh giữa các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế trong quá trình khai thác đường bay, sân bay và các hoạt động của tổ chức hàng không quốc tế.

12.Sau khi đã thiết lập hợp đồng vận chuyển, người vận chuyển không có quyền từ chối vận chuyển trừ khi do quyết định của một cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Sai, Ngoài lý do theo yêu cầu của nhà nước có thẩm quyền.Người vận chuyển còn có quyền vận chuyển hành khách đã có vé nếu thuộc các TH từ khoản 1 đến khoản 6 Điều 146 Luật HKDDVN.

13.Các trường hợp bồi thường thiệt hại cho hành khách, hành lý, hàng hóa đều phải tính bằng hoặc hơn mức quy định của Công ước Montreal 1999.

Điều 22 Montreal 1999- đọc không hiểu gì luôn.

14.Các Hãng hàng không có quyền chuyển giao các thương quyền vận chuyển hàng không cho nhau.

15.Khi phát hiện ra thiệt hại đối với hành lý, hàng hóa, người bị thiệt hại có thể ngay lập tức khởi kiện ra tòa đòi bồi thường thiệt hại.

Sai, Trước khi khởi kiện, người có quyền khởi kiện phải khiếu nại bằng văn bản đến người vận chuyển trong thời hạn phù hợp.

CSPL: khoản 2 Điều 170 Luật HKDDVN, khoản 2 Điều 31 Montreal 1999

16.Các hãng hàng không mang quốc tịch VN có thể liên danh với các hãng hàng không mang quốc tịch của quốc gia khác để khai thác các chuyến bay quốc nội với điều kiện hãng nước ngoài có CP không quá 49%.

Đúng, thương quyền 8.Hông có CSPL.

17.Xác định quốc tịch của phương tiện bay thực chất là xác định quyền nghĩa vụ của người khai thác tàu bay với quốc gia đăng tịch phương tiện bay và ngược lại.


Nhận định đúng sai môn Luật Hàng không

1.Thương quyền 3 và thương quyền 4 có thể khai thác độc lập với nhau.

2.Điều kiện để người vận chuyển chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành lý, hàng hóa là thiệt hại phải xảy ra trong thời gian bay.

Sai, TH thiệt hại xảy ra đối với hành lý ký gửi, người chuyên chở có trách nhiệm bồi thường khi thiệt hại xảy ra trên máy bay hoặc trong khoảng thời gian hành lí ký gửi nằm trong sự quản lý của người chuyên chở.

CSPL: khoản 2 Điều 17 Montreal 1999.

3.Các thành viên của Ủy ban không lưu thuộc Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế là đại diện của các quốc gia mà họ là công dân trong hoạt động của tổ chức này.

Đúng, Thành viên Ủy ban không lưu gồm 15 người được Hội đồng chỉ định trong số những người được các QG ký kết đề nghị.

CSPL: Điều 56 Chicago.

4.Nguồn của Luật HKDDQT bao gồm và Điều ước quốc tế và tập quán quốc tế.

Sai, Nguồn của Luật HKDDQT còn bao gôm các công ước liên quan đến lĩnh vực dân sự, an ninh hàng không, các quuy tắc, thể lệ, quy chế do ICAO soạn thảo, các tiêu chuẩn do IATA soạn thảo.

5.Theo công ước Montreal 1971 về trừng trị những hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hoạt động hàng không dân dụng quốc tế, thời gian khai thác của phương tiện bay có nghĩa là thời gian bay của phương tiện đó.

Đúng, thời gian khai thác trong mọi trường hợp sẽ được kéo dài trong suốt toàn bộ thời gian tàu bay đang bay như được xác định trong khoản a Điều 2 Montreal 1971.

CSPL: khoản a, b Điều 2 Montreal 1971.

6.Theo Công ước Montreal 1999, mọi trường hợp thiệt hại đối với hành lý, hành khách chỉ được bồi thường dựa vào trọng lượng của hành lý.

7.Người vận chuyển theo hợp đồng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành khách, hành lý, hàng hóa trong suốt quá trình bay.

Quá trình bay với thời gian bay giống nhau không nhỉ?

Nếu quá trình bay bao gồm thời gian trên máy bay+ trong quá trình lên xuống máy bay đối với hành khách và bao gồm khoảng thời gian hành lý nằm trong sự quản lý của người chuyên chở đối với hành lý thì câu này đúng.

CSPL: khoản 2, 3 Điều 17 Montreal 1999

8.Hiệp hội các hãng vận tải quốc tế IATA là tổ chức quốc tế liên CP vì thành viên của nó là các quốc gia độc lập có chủ quyền.

Sai, thành viên của IATA không phải là các QG mà là các hãng hàng không.

9.Hành vi chuyển giao thông tin mà thông tin đó có thể gây nguy hiểm cho an ninh hàng không là tội phạm hình sự được quy định trong BLHS VN 1999 (nếu đúng thì hành vi này được quy định trong điều khoản nào)

10.Chế độ pháp lý của vùng trời trên vùng đặc quyền KT và tiếp giáp lãnh hải là giống nhau.

Sai.Vì vùng tiếp giáp lãnh hải là bộ phận lãnh thổ QG nên vùng trời của bộ phận này cũng thuộc QG.Nhưng vùng đặc quyền kinh tế không phải lãnh thổ QG nên vùng trời của bộ phận này không phải của QG.Như vậy, chế độ pháp lý đối với các vùng này là khác nhau.

11.SDRs là một đơn vị tiền tệ, có thể sử dụng trong thanh toán quốc tế giống như các loại tiền tệ thông thường.

12.Mỗi quốc gia chỉ có một vùng thông báo bay (FIR)

Sai.Theo ICAO, một QG có thể thành lập một hay nhiều FIR tùy thuộc vào tình hình cục thể của nước đó.Ngược lại, vùng trời của nhiều QG vẫn có thể được sắp xếp vào một FIR.

13.Thương quyền 3 và thương quyền 4 có thể khai thác độc lập với nhau.

14.Theo Công ước Montreal 1971 về trừng trị hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hoạt động HKDDQT, thời gian khai thác của phương tiện bay có nghĩa là thời gian bay của phương tiện bay đó.

15.Các trường hợp bồi thường thiệt hại cho hành khách, hành lý, hàng hóa đều phải tính bằng mức quy định của Công ước Montreal 1999.

16.Thời gian bay theo Công ước Tokyo 1963 về các hành vi phạm tội và các hành vi khác được thực hiện trên máy bay, Công ước Lahay 1970 về trừng trị việc chiếm giữ máy bay bất hợp pháp, Công ước Montreal 1971 về trừng trị những hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hoạt động HKDDQT là giống nhau.

Sai, khác nhau.

CSPL: khoản 3 Điều 1 Tokyo, khoản 1 Điều 3 Lahay 1970, khoản a Điều 2 Montreal 1971.


Đề thi môn Luật Hàng không dân dụng quốc tế

Lớp: Quốc tế 31B

Thời gian làm bài: 75 phút

(Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi)

Câu 1. Nhận định. Giải thích

1.Hiệp hội các hãng vận tải quốc tế IATA là tổ chức quốc tế liên CP vì thành viên của nó là các quốc gia độc lập có chủ quyền.

2.Chế độ pháp lý của vùng trời trên vùng đặc quyền KT và tiếp giáp lãnh hải là giống nhau.

3.Các hãng hàng không mang quốc tịch VN có thể liên danh với các hãng hàng không mang quốc tịch của quốc gia khác để khai thác các chuyến bay quốc nội với điều kiện hãng nước ngoài có CP không quá 49%.

4.Hành vi chuyển giao thông tin mà thông tin đó có thể gây nguy hiểm cho an ninh hàng không là tội phạm hình sự được quy định trong BLHS VN 1999 (nếu đúng thì hành vi này được quy định trong điều khoản nào).

5.Xác định quốc tịch của phương tiện bay thực chất là xác định quyền nghĩa vụ của người khai thác tàu bay với quốc gia đăng tịch phương tiện bay và ngược lại.

Câu 2.Bài tập

Chuyến bay của hãng hàng không quốc gia VN.Vietnam Airlines.thực hiện hành trình bay HN- TP HCM.Paris, hỏi:

1.Toàn bộ hành trình của chuyến bay nói trên là chuyến bay quốc tế? Tại sao?

Đúng, vì điểm đi và điểm đế nằm ở hai QG khác nhau.CSPL: khoản 2 Điều 1 Montreal 1999.

2.Giả sử hành khách mang quốc tịch VN đi chuyến bay trên, theo anh/chị nếu có thiệt hại xảy ra đối với hành lý, hàng hóa, họ có thể khởi kiện ở cơ quan tài phán nào? Cơ quan tài phán nào là phù hợp nhất? Tại sao?

TA tại lãnh thổ của một trong các bên ký kết

TA nơi ở cố định của người vận chuyển hoặc nơi có trụ sở kinh doanh của người vận chuyển.

TA nơi HĐ được ký kết.

TA nơi đến.

CSPL: Điều 28 Vacsava, Điều 33 Montreal.1999

TA nơi xảy ra thiệt hại (này Cô nói, Liễu không biết CSPL) khoản 2 Điều 33 Montreal.1999

3.Giả sử chuyến bay nói trên bị khủng bố, hậu quả xảy ra trên bầu trời Thái Lan, hỏi quốc gia nào có thẩm quyền xét xử vụ án trên? Vì sao?

Nơi người vận chuyển cư trú

Nơi ký kết HĐ

Điểm đến

Nơi xảy ra thiệt hại

B. Đề thi


Đề thi Luật Hàng không dân dụng quốc tế

Lớp: Quốc tế 35

Thời gian làm bài: 75 phút

(Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi)

I. CHO BIẾT CÁC NHẬN ĐỊNH SAU ĐÂY ĐÚNG HAY SAI? GIẢI THÍCH NGẮN GỌN.

1.Luật HKDDQT điều chỉnh mối quan hệ giữa các Hãng hàng không với nhau trong quá trình khai thác các đường bay quốc tế.

2.SDRs là một đơn vị tiền tệ, có thể sử dụng trong thanh toán quốc tế giống như các loại tiền tệ thông thường.

3.Các trường hợp bồi thường thiệt hại cho hành khách, hành lý, hàng hóa đều phải tính bằng hoặc hơn mức quy định của Công ước Montreal 1999.

4.Theo quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999, hành vi cung ứng thông tin gây nguy hiểm cho chuyến bay bị coi là phạm tội.

5.Người vận chuyển theo hợp đồng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành khách, hành lý, hàng hóa trong suốt quá trình bay.

II.TRẢ LỜI NGẮN GỌN CÁC CÂU HỎI SAU (Không được quá 15 dòng)

1.Hãy cho biết thương quyền trong vận chuyển HKDDQT là gì? Điều kiện để các Hãng hàng không được khai thác thương quyền là gì?

Trong tập có nè.

2.Người vận chuyển HKDD phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong những trường hợp nào? Các căn cứ để miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại là gì? Cơ sở pháp lý?

3.Theo anh chị, khi xảy ra thiệt hại đối với hành khách trong vận chuyển HKDDQT, có thể khởi kiện tại những tòa án của những nước nào? Hành khách nên chọn Tòa án nước nào là tốt nhất?

TA tại lãnh thổ của một trong các bên ký kết

TA nơi ở cố định của người vận chuyển hoặc nơi có trụ sở kinh doanh của người vận chuyển.

TA nơi HĐ được ký kết.

TA nơi đến.

CSPL: Điều 28 Vacsava, Điều 31 Montreal.

TA nơi xảy ra thiệt hại (này Cô nói, không biết CSPL)

4.Trình bày nội dung của thương quyền 2 và cho biết ý nghĩa của thương quyền này.

5.Tính chất chủ quyền của vùng trời quốc gia là gì? Trên cơ sở chủ quyền, quốc gia được quyền xử lý đối với máy bay nước ngoài nước ngoài vi phạm vùng trời của mình như thế nào?


Đề thi môn Luật Hàng không dân dụng quốc tế

Lớp: Quốc tế 36B

Thời gian làm bài: 75 phút

(Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi)

I. NHẬN ĐỊNH SAU ĐÂY ĐÚNG HAY SAI? GIẢI THÍCH NGẮN GỌN?

1.Theo Công ước Montreal 1971 về trừng trị hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hoạt động HKDDQT, thời gian khai thác của phương tiện bay có nghĩa là thời gian bay của phương tiện bay đó.

2 –Theo Công ước Chicago 1944, tất cả các chuyến bay quốc tế không định kỳ đều phải xin phép trước mới được phép bay và vùng trời của các quốc gia.

3 –Khi phát hiện ra thiệt hại đối với hành lý, hàng hóa, người bị thiệt hại có thể ngay lập tức khởi kiện ra tòa đòi bồi thường thiệt hại.

4.Sau khi đã thiết lập hợp đồng vận chuyển, người vận chuyển không có quyền từ chối vận chuyển trừ khi do quyết định của một cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

5.Thương quyền 3 và thương quyền 4 có thể khai thác độc lập với nhau.

6.Theo Công ước Montreal 1999, mọi trường hợp thiệt hại đối với hành lý, hành khách chỉ được bồi thường dựa vào trọng lượng của hành lý.

II –TRẢ LỜI NGẮN GỌN CÁC CÂU HỎI SAU

1.Đối tượng điều chỉnh của Luật HKDD là gì? ĐỐi tượng này có gì khác so với đối tượng điều chỉnh của Luật quốc tế nói chung?

Điều 1 Luật HKDDVN

2.Trình bày nội dung của quyền thương quyền 1 và cho biết ý nghĩa của thương quyền này.

3.Theo quy định của pháp luật Việt Nam, những cơ quan nào có thẩm quyền cấp phép bay qua vùng trời Việt Nam? (Chỉ nêu tên cơ quan có thẩm quyền)?

Bộ GTVT (khoản 1 Điều 17 LHKDDVN)

Cục hàng không VN (điểm c khoản 8 Điều 2 và điểm g khoản 12 Điều 2 Quyết định 94/2009/QĐ-TTg)

4.Theo anh chị, khi xảy ra thiệt hại đối với hành khách trong vận chuyển HKDDQT, có thể khởi kiện ở Tòa án của những nước nào? Hành khách nên chọn Tòa án nào là tốt nhất?

TA tại lãnh thổ của một trong các bên ký kết

TA nơi ở cố định của người vận chuyển hoặc nơi có trụ sở kinh doanh của người vận chuyển.

TA nơi HĐ được ký kết.

TA nơi đến.

CSPL: Điều 28 Vacsava, Điều 31 Montreal.

TA nơi xảy ra thiệt hại (này Cô nói,không biết CSPL)


Đề thi hết môn Luật Hàng không dân dụng quốc tế

Lớp: Hình sự 36B

Thời gian làm bài: 75 phút

(Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi)

I. CHO BIẾT CÁC NHẬN ĐỊNH SAU ĐÂY ĐÚNG HAY SAI? GIẢI THÍCH NGẮN GỌN.

1.Trong mọi trường hợp, các quốc gia chỉ cấp thương quyền cho các hãng hàng không mang quốc tịch nước mình hoặc nước mà mình có ký kết hiệp định vận chuyển hàng không quốc tế.

2.Thương quyền 3 và thương quyền 4 có thể khai thác độc lập với nhau.

3.Thời gian bay theo Công ước Tokyo 1963 về các hành vi phạm tội và các hành vi khác được thực hiện trên máy bay, Công ước Lahay 1970 về trừng trị việc chiếm giữ máy bay bất hợp pháp, Công ước Montreal 1971 về trừng trị những hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hoạt động HKDDQT là giống nhau.

4.Điều kiện để người vận chuyển chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành lý, hàng hóa là thiệt hại phải xảy ra trong thời gian bay.

5.Theo Công ước Montreal 1999, mọi trường hợp thiệt hại đối với hành lý, hành khách chỉ được bồi thường dựa vào trọng lượng của hành lý.

6.Các thành viên của Ủy ban không lưu thuộc Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế là đại diện của các quốc gia mà họ là công dân trong hoạt động của tổ chức này.

II.TRẢ LỜI NGẮN GỌN CÁC CÂU HỎI SAU:

1.Chứng từ vận chuyển là gì? Chứng từ vận chuyển bao gồm những loại nào?

Chứng từ vận chuyển là tất cả các loại hợp đồng vận chuyển được ký kết giữa người vận chuyển và hành khách.

Gồm có:

Vé hành khách (nếu vc hành khách)

Vé hành lý (nếu vc hành lý)

Vận đơn hàng không (nếu vc hành lý ký gửi)

2. SDR là gì? Vai trò của SDR trong vấn đề bồi thường thiệt hại trong hoạt động HKDDQT?

SDR là đơn vị tiền tệ quốc tế do Quỹ tiền quốc tế IMF phát hành, phân bổ cho các nước thành viên một lượng theo tỷ lệ phần đóng góp vốn của mình vào IMF.Tuy SDR là một đơn vị tiền tệ nhưng nó hoàn toàn không có tính chất lưu thông mà chỉ có ý nghĩa thanh toán quốc tế.

Trong vấn đề bồi thường thiệt hại trong hoạt động HKDDQT, SDR đóng vai trò là một đơn vị tiền tệ có ý nghĩa tính toán.Có thể chuyển đổi thành tiền QG trong quá trình tố tụng, phù hợp với giá trị tiền tệ tại thời điểm xét xử.

3.Chức năng của cảng hàng không sân bay là gì?

Cảng hàng không khác sân bay mà ta?

4.Theo quy định của Pháp luật Việt Nam, những cơ quan nào có thẩm quyền cấp phép bay qua vùng trời VN? (Chỉ nêu tên cơ quan có thẩm quyền).


Đề thi Luật Hàng không dân dụng quốc tế

Lớp: HC38A.HS38A

Thời gian làm bài: 75 phút

(Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi)

Câu 1. Anh/chị cho biết các nhận định sau đây đúng hay sai, giải thích tại sao?

1.Nguồn của Luật HKDDQT bao gồm và Điều ước quốc tế và tập quán quốc tế.

2.Vùng trời thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của quốc gia nên các chuyến bay không thường lệ đều phải xin một giấy phép đặc biệt mới được bay vào vùng trời của quốc gia.

3.Trong mọi trường hợp người sử dụng thực tế phương tiện bay phải bồi thường thiệt hại gây ra cho người thứ ba dưới mặt đất.

4.Các Hãng hàng không có quyền chuyển giao các thương quyền vận chuyển hàng không cho nhau.

5.Theo quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999, hành vị cung cấp thông tin gây nguy hiểm cho chuyến bay bị coi là tội phạm.

Câu 2.Trả lời ngắn gọn các câu hỏi sau (Không quá 15 dòng)

1.Trình bày nội dung của thương quyền 1 và cho biết ý nghĩa của thương quyền này.

Trong tập.

2.Tính chất chủ quyền của vùng trời quốc gia là gì? Trên cơ sở chủ quyền, quốc gia được quyền xử lý đối với máy bay nước ngoài nước ngoài vi phạm vùng trời của mình như thế nào?

3.Luật HKDDQT thuộc về hệ thống Công pháp quốc tế hay Tư pháp quốc tế? Tại sao?

4.Trong hệ thống pháp luật của quốc gia, vị trí của Luật HKDDQT có phải là một ngành luật độc lập hay không?

5.Theo quan điểm của các nước, vấn đề định danh tội liên quan đến an ninh hàng không thường được xác định như thế nào?


ĐỀ LỚP QT39

  1. Chức năng của vận đơn hàng không.Có những loại nào?
  2. Chứng từ vận chuyển là gì? Gồm những loại nào?
  3. SDR là gì? Vai trò của SDR trong bồi thường thiệt hại.
  4. Chức năng của cảng hàng không sân bay là gì?
  5. Nêu điều kiện áp dụng công ước tokyo 1963, lahay 1970, montreal 1971 trong lĩnh vực an nhinh hàng không.
  6. Nêu và phân tích nội dung pháp lý thương quyền 1
  7. Phân tích vai trò,ý nghĩa của việc xác định quốc tịch cho phương tiện bay (2 điểm)
  8. Chứng minh vùng thông báo bay không phải là ranh giới xác định chủ quyền đối với vùng trời của QG (2 Điểm)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *