1.Thỏa ước lao động tập thể được ký kết không đúng thẩm quyền sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuyên bố vô hiệu

Đúng, b khoản 2 Điều 78

2.Bên thuê lại lao động không được chuyển người lao động đã thuê lại cho người sử dụng lao động khác

Đúng, khoản 4 Điều 57

3.Cá nhân là công chức, viên chức nhà nước mới được bổ nhiệm làm hòa giải viên lao động

Sai, Tiêu chuẩn hoà giải viên lao động không yêu cầu phải là công chức viên chức nhà nước, Điều 4 NĐ46/2013

4.Người lao động và người sử dụng lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động

Sai, Trường hợp NLĐ dưới 15 tuổi  thì Người đại diện của người đó sẽ là người giao kết hợp đồng lao động, c khoản 2 Điều 3 NĐ 05/2015

Sai, NSDLĐ có thể uỷ quyền hợp pháp bằng văn bản cho người khác giao kết hợp đồng Điều 3 NĐ05/2015

5.Người sử dụng lao động phải đăng ký nội quy lao động tại cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh

Đúng, khoản 1 Điều 120 và Điều 28 NĐ05/2015

Sai, Trường hợp NSDLĐ sử dụng dứoi 10 NLĐ không phải đăng ký nội quy lao động, khoản 9 Điều 28 NĐ 05/2015

6.Trong thời gian người lao động nghỉ việc được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động phải trả lương cho người lao động

Đúng, k2 Điều 186

7.Đình công phải do Ban chấp hành công đoàn cơ sở lãnh đạo

Sai, trường hợp chưa có tổ chức công đoàn cơ sở thì do tổ chức công đoàn cấp trên tổ chức và lãnh đạo theo đề nghị của NLĐ, khoản 2 Điều 210

8.Luật lao động không điều chỉnh các quan hệ lao động trong cơ quan hành chính sự nghiệp

Sai, chế độ lao động đối với cán bộ công chức viên chức do các văn bản khác quy định nhưng tuỳ thuộc từng đối tượng mà được áp dụng một số quy định của BLLĐ, khoản 3 Điều 240

9.Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu gồm nghề đào tạo, địa điểm đào tạo, thời gian đào tạo, chi phí đào tạo

Sai, Thiếu một số nội dung, khoản 2 Điều 62

10.Khi người sử dụng lao động không có nhu cầu và người lao động cao tuổi không đủ sức khỏe thì quan hệ lao động chấm dứt.

Sai, quan hệ lao động phát sinh trên cơ sơ HĐLĐ do đó HĐLĐ chấm dứt thì QHLĐ mới chấm dứt, Trong các trường hợp chấm dứt HĐLĐ không có quy định Khi người sử dụng lao động không có nhu cầu và người lao động cao tuổi không đủ sức khỏe thì HĐLĐ chấm dứt, Điều 36

11.Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hàng tuần vào bất kỳ một ngày nào trong tuần

Sai, NSDLĐ có quyền sắp xếp ngày nghỉ hàng tuần vào bất kì một ngày nào trong tuần nhưng phải ghi vào NQLĐ, khoản 2 Điều 110

12.Người lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần được trả lương ít nhất bằng 150% tiền lương theo hợp đồng lao động

Sai, nếu NLĐ làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần nhưng thời gian làm thêm giờ đó năm trong khoảng thời gian vào ban đêm (từ 22h đến 6h sáng) thì ngoài việc trả lương theo quy định, NLĐ còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày

CSPL: Điều 106, Điều 105, Khoản 3 Điều 97

13. Khi người sử dụng lao động không có nhu cầu và người lao động cao tuổi không đủ sức khỏe thì hai bên thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động.

Đúng, nếu hai bên có thoả thuận chấm dứt HĐLĐ theo khoản 3 Điều 36

14. Một người lao động có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật đồng thời thì được áp dụng các hình thức kỷ luật tương ứng với những hành vi vi phạm đó.

Sai, khi NLĐ có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất, khoản 3 Điều 123

15.Trong mọi trường hợp, khi bị NSDLĐ trả lương không đúng thời hạn theo hợp đồng, NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Nhận định Sai.

Vì về nguyên tắc khi người lao động chậm trả lương đã vi phạm nguyên tắc trả  cho người lao động. Đồng thời hành vi này cũng là một trong những căn cử để người lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên pháp luật cũng có quy định để bảo vệ người sử dụng lao động trong trường hợp có lý do chậm trả là khách quan như do thiên tai, hỏa hoạn, lý do bất khả kháng thì pháp luật vẫn cho phép người sử dụng lao động trả chậm. Vì vậy, trường hợp này, người lao động không có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Cơ sở pháp lý: Điều 96 BllĐ, Khoản 2 Điều 24 NĐ 05.

16. Khi khấu trừ tiền lương của NLĐ, NSDLĐ phải trao đổi với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

Nhận định Sai.

Pháp luật không đặt ra quy định bắt buộc trường hợp liên quan đến bồi thường cho NSDlĐ của người lao động phải có sự tham gia của tổ chức người lao động tại cơ sở cũng như trong các quy định về nhiệm vụ quyền hạn của công đoàn thì công đoàn không chịu có quyền hạn trong vấn đề liên quan đến việc khấu trừ lương.

Cơ sở pháp lý: Điều 101, Khoản 1 Điều 188 BllĐ

17. Người lao động làm việc trong doanh nghiệp Nhà nước không được đình công.

Sai, Pháp luật chỉ không cho phép đình công ở một số hoạt động thiết yếu cho nền kinh tế quốc dân mà việc đình công có thể gây đe doạ đến an ninh, quốc phòng, sức khoẻ, trật tự công công theo danh mục do CP quy định không phải tất cả các doanh nghiệp nhà nước

CSPL: khoản 2 Điều 220 và Điều 3 NĐ 41/2013

18.Các bên chỉ có thể giao kết tối đa hai lần hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn 12 tháng.

Sai, các bên có thể giao kết nhiều lần mà không liên tục và tổng thời gian của các hợp đồng đó không quá 12 tháng, khoản 3 Điều 22

19. Trọng tài lao động chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.

Đúng, b khoản 2 Điều 203 và Điều 206

20. Chỉ có Ban chấp hành công đoàn cơ sở mới có thể đại diện cho tập thể lao động trong thương lượng tập thể ở phạm vi doanh nghiệp.

Nhận định Sai.

Đối với các doanh nghiệp chưa có ban chấp hành công đoàn cơ sở thì đại diện cho tập thể người lao động là ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp.

Cơ sở pháp lý: Điểm b, Khoản 1 Điều 69, Khoản 3 Điều 188 BllĐ.

21.Luật Lao động chỉ điều chỉnh các quan hệ lao động tại các doanh nghiệp.

Sai, Điều 1

22.Người lao động được đi học bằng kinh phí của người sử dụng lao động, nếu vi phạm cam kết về thời gian làm việc cho người sử dụng lao động thì phải bồi thường toàn bộ chi phí đào tạo.

Sai, Hoàn trả không sử dụng thuật ngữ bồi thường. ??

23.Người lao động vào làm việc sau khi thỏa ước đã được ký kết thì không phải tuân theo thỏa ước.

Sai, có trách nhiệm thực hiện đầy đủ thoả ước lao động tập thể, khoản 1 Điều 84

24. Chỉ có người sử dụng lao động mới có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động.

Sai, Theo quy định pháp luật thì người giao kết HĐLĐ phía NSDLĐ có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật đối với NLĐ: Người đại diện theo pháp luật quy định tại điều lệ DN, HTX; Người đứng đầu cơ quan đơn vị tổ chức theo quy định của pháp luật, chủ hộ gia  đình, cá nhân trực tiếp sử dụng lao động lao động

CSPL: Khoản 1 Điều 3 và khoản 4 Điều 30 NĐ 05/2015

25. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam nhưng không có giấy phép lao động thời quan hệ lao động chấm dứt.

Sai, vì có trường hợp NLĐ nước ngoài làm việc tại VN không thuộc diện cấp giấy phép lao động cho nên khi họ không có giấy phép lao động thì quan hệ lao động của họ cũng không chấm dứt, Điều 172

26. Khi việc sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả và người lao động hoàn thành tốt công việc được giao thì người sử dụng lao động bắt buộc phải thưởng cho người lao động.

Sai, đây không phải là nghĩa vụ bắt buộc của NSDLĐ mà NSDLĐ quy định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở, nếu không có quy định thì NSDLĐ không phải thưởng cho NLĐ, Điều 103

27. Thời gian làm việc của người lao động vượt quá 8 giờ/ngày được tính là thời gian làm thêm.

Sai, trường hợp thời gian làm việc rút ngắn  do làm việc trong môi trường độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm theo danh mục do BLĐ TB XH chỉ trì với BYT thì thời gian làm việc là không quá 06 giờ trong một ngày, cho nên thời gian vượt  quá 6 giờ là thời gian làm thêm không nhất thiết là vượt quá 8 giờ/ngày được tính là thời gian làm thêm.

CSPL: khoản 3 Điều 104 và Điều 106

28. Quan hệ lao động cá nhân chỉ có một cơ sở phát sinh duy nhất là hợp đồng lao động

Sai, các bên có sự phụ thuộc pháp lý, NLĐ phải tự mình thực hiện công việc, thường có sự tham gia của tổ chức công đoàn.

29. Hội đồng trọng tài lao động chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.

Đúng, b khoản 2 Điều 203 và Điều 206

30.Quan hệ giữa nhân viên và trưởng phòng tại một doanh nghiệp là quan hệ lao động cá nhân do luật lao động điều chỉnh.

Sai, Đầy không phải là quan hệ giữa NLĐ và NSDLĐ

31. Người lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc thì phải giao kết hợp đồng lao động.

Đúng, NLĐ nước ngoài làm việc tại việt nam thì phải tuân theo pháp luật lao động việt nam, ĐƯQT mà VN là thành viên, k2 Điều 169

32.Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động. làm thêm giờ khi có sự đồng ý của người lao động

Sai, Trường hợp đặc biệt, Điều 107

33. Người lao động đi làm vào ngày lễ thì được trả ít nhất 400% lương.

Sai, 300%, c khoản 1 Điều 97

34.Tranh chấp về việc toàn bộ công nhân của một phân xưởng yêu cầu Giám đốc công ty hủy bỏ quyết định sa thải đối với Phân xưởng trưởng là tranh chấp lao động tập thể.

Sai, quyết định sa thải đối với Phân xưởng trưởng không là TCLĐ về quyền hay lợi ích

35.Luật Lao động không điều chỉnh quan hệ giữa tổ chức công đoàn cấp trên cơ sở và người sử dụng lao động.

Sai, trương hợp chưa có tô chức công đoàn cơ sở thì do tổ chức công đoàn cấp trên tổ chức và lãnh đạo theo đề nghị của NLĐ, khoản 2 Điều 210.

36.Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên có quyền tham gia vào mọi quan hệ lao động cá nhân được xác lập và thực hiện tại Việt Nam.

Sai, NLĐ chưa thành niên không được phép làm các công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm, khoản 1 Điều 163

37.Trong một ngày, người lao động chỉ được làm việc tối đa là 10 tiếng

Sai, trong trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong một ngày nghĩa là hơn 10 tiếng, b khoản 2 Điều 106

38. Người lao động làm công việc độc hại thì phải được trả phụ cấp độc hại

Sai, chế độ phụ cấp là được thoả thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể hoặc quy định trong quy chế của NSDLĐ chứ không đương nhiên là Người lao động làm công việc độc hại thì phải được trả phụ cấp độc hại, Điều 102

39. Người sử dụng lao động có thể chấm dứt hợp đồng lao động trong vòng 30 ngày sau khi hợp đồng hết hạn.

Sai, Ngay sau khi hợp đồng hết hạn thì NSDLĐ có thể chấm dứt HĐLĐ rồi không cần có thời hạn 30 với điều kiện báo trước 15 ngày hợp đồng xác định thời hạn, khoản 1 Điều 47

Sai, giả sử trường hợp HĐLĐ hết hạn và NLĐ không tiếp tục làm việc thì HĐLĐ cũng tự động chấm dứt và không có chuyển hoá, khoản 2 Điều 22

40. Số giờ làm thêm không được quá 50% số giờ làm việc bình thường khi làm thêm trong ngày nghỉ lễ.

Đúng, Số giờ làm thêm không được quá 50% số giờ làm việc bình thường khi làm thêm trong 01 ngày và 01 ngày này không phân biệt là ngày bình thường hay ngày nghỉ lễ,..

CSPL: b khoản 2 Điều 106

41. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải sẽ không phải hoàn trả khoản chi phí đào tạo cho doanh nghiệp (nếu có).

Sai, Pháp luật hiện hành chỉ quy định về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật (Điều 42) thì phải bồi thường chi phí đào tạo mà không có quy định nào về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật hoặc sa thải thì không phải bồi thường chi phí đào tạo. Do vậy, việc có phải bồi thường chi phí đào tạo hay không sẽ căn cứ vào nội dung của hợp đồng đào tạo mà các bên đã thỏa thuận. Nếu hợp đồng đào tạo có thỏa thuận rõ về việc sa thải sẽ phát sinh nghĩa vụ bồi thường chi phí đào tạo thì việc công ty yêu cầu bồi thường là hoàn toàn có căn cứ.

42. Khi người lao động đủ 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ thì quan hệ lao động đương nhiên chấm dứt.

Sai, Thiếu điều kiện “NLĐ đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH”

CSPL: Khoản 4 Điều 36 và khoản 1 Điều 187

43. Các bên chỉ được giao kết tối đa hai lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.

Sai, các bên có thể giao kết vô số hợp đồng xác định thời hạn, với điều kiện là khi hết thời hạn của một hợp đồng nào đó thì các bên thực hiện thủ tục thanh lý hợp đồng rồi ký kết lại hợp đồng mới.

44.Trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp lao động tập thể bắt buộc phải có sự tham gia của đại diện tổ chức công đoàn.

Đúng, Có sự tham gia của đại diện công đoàn và của đại diện người sử dụng lao động trong quá trình giải quyết tranh chấp, khoản 4 Điều 194

45. Người sử dụng lao động không được áp dụng hình thức khiển trách, đồng thời trừ tiền thưởng của người lao động khi xử lý kỷ luật đối với người đó.

Sai, Theo Điều 125 các hình thức xử lý kỷ luật gồm: Khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng; cách chức, sa thải. Và Nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động (khoản 2 Điều 123) khi một NLĐ đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất, theo dữ kiện thì hai hình thức khiển trách và trừ tiền lương thì chỉ có khiển trách là hình thức xử lý kỷ luật còn trừ tiền thưởng không phải cho nên NSDLĐ áp dụng đồng thời hai hình thức này không vi phạm pháp luật.

46. Hợp đồng lao động được ký kết với người lao động là công dân nước ngoài khi người đó chưa có giấy phép lao động (trừ trường hợp quy định tại Điều 172 Bộ Luật lao động năm 2012) thì sẽ bị tuyên bố vô hiệu theo pháp luật lao động.

Sai, vì đây không thuộc trường hợp bị tuyên bố vô hiệu theo Điều 50, mà nếu NNN chưa có giấy phép lao động thì sẽ bị trục xuất khỏi VN theo Điều 22 NĐ11/2016

47.Khi thương lượng tập thể để giải quyết tranh chấp lao động tập thể, bắt buộc phải có hòa giải viên lao động tham gia.

Sai, Trường hợp TCLĐ tập thể về lợi ích thì không cần phải có hoà giải viên lao động tham gia, khoản 2 Điều 203

48. Khi xây dựng thang lương, bảng lương, người sử dụng lao động phải tổ chức thương lượng tập thể với đại diện tập thể người lao động tại Công ty.

Đúng, Khi xây dựng thang lương bảng lương NSDLĐ phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở (khoản 2 Điều 93), Nội dung của thương lượng tập thể có tiền lương (khoản 1 Điều 70) cho nên Khi xây dựng thang lương, bảng lương, người sử dụng lao động phải tổ chức thương lượng tập thể với đại diện tập thể người lao động tại Công ty.

49.Nếu công ty nhận người vào đào tạo để sau đó làm việc tại Công ty thì không được thu học phí.

Đúng, khoản 1 Điều 61

50.Mọi doanh nghiệp trong ngành đều phải tuân theo thỏa ước lao động tập thể ngành.

Sai, Doanh nghiệp có thể xây dựng thêm thoả ước lao động lao động tập thể doanh nghiệp với các điều khoản có lợi hơn cho NLĐ so với quy định của TƯLĐTT ngành (khoản 2 Điều 88)

51. Người sử dụng lao động không có quyền xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động nữ đang có thai.

Đúng, d khoản 4 Điều 123

52. Người lao động bị áp dụng trách nhiệm vật chất phải bồi thường toàn bộ thiệt hại đã xảy ra.

Sai, trường hợp do thiên tai hoả hoạn dịch bệnh sự kiện khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường, khoản 2 Điều 130

53.Người lao động làm việc cho người sử dụng lao động đủ 12 tháng thì mới được nghỉ hằng năm.

Sai, khoản 2 Điều 114, NLĐ có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hàng năm tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc

54.Trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, mỗi bên không phải thực hiện bất kỳ nghĩa vụ nào đối với bên kia.

Đúng, Pháp luật không quy định cụ thể về nghĩa vụ của các bên trong thời gian tạm hoãn HĐLĐ

55. Đối với hợp đồng lao động có thời hạn dưới ba tháng thì không bắt buộc phải giao kết bằng hình thức văn bản.

Sai, NSDLĐ phải ký kết HĐLĐ bằng văn bản với ngừoi giúp việc gia đình, k1 Điều 180

56.Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên trong đơn vị từ đủ 12 tháng trở lên.

Sai, thiếu điều kiện, khi chấm dứt HĐLĐ theo các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 BLLĐ

Khoản 1 Điều 48

57. Hợp đồng lao động phải do chính người lao động giao kết và thực hiện.

Sai, Trường hợp NLĐ dưới 15 tuổi thì người đại diện theo phép luật sẽ là người giao kết hợp đồng, c, khoản 2 Điều 3 NĐ05/2015

58. Doanh nghiệp Việt Nam có thể ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với người lao động là công dân nước ngoài làm việc theo hợp đồng lao động tại Việt Nam.

Đúng, Giấy phép lao động của NNN chỉ có thời hạn tối đa là 2 năm cho nên  khi giấy phép lao động hết hạn, người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì về cơ bản là không bị xử lý gì, tuy nhiên, nếu để người lao động nước ngoài làm việc trong khi giấy phép lao động đã hết hạn, mà không thực hiện thủ tục làm lại giấy phép lao động quá 15 ngày kể từ ngày giấy phép lao động hết hạn, nếu bị cơ quan quản lý lao động phát hiện với lỗi cố ý không làm lại giấy phép lao động thì người lao động có thể bị thu hồi giấy phép lao động cũ, và có thể bị trục xuất..

Nên sau khi hết hạn giấy phép lao động, người sử dụng lao động cần thực hiện thủ tục xin cấp lại giấy phép lao động theo điều 15, nghị định 11/2015/NĐ-CP

59.Trong mọi trường hợp, khi xử lý kỷ luật lao động, bắt buộc phải có sự tham gia của người lao động.

Đúng, nguyên tắc Điều 123

60. Chủ tịch UBND cấp tỉnh không có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của một trong các bên quan hệ lao động mang tính tập thể.

Sai, phải là do các bên yêu cầu

61. Nếu người lao đọng nữ đang nuôi con nhỏ dưới 07 tháng tuổi thì doanh nghiệp không được sử dụng người đó làm thêm giờ.

Sai, pháp luật không quy định, trong trườn hợp đặc biệt Điều 107

62.Hàng năm người sử dụng lao động phải tổ chức đào tạo nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động.

Sai, lên kế hoạch hàng năm thôi chứ không nhắc tới phải tổ chức đào tạo, k1 Điều 60

63.Hội đồng trọng tài lao động không có thẩm quyền hòa giải tranh chấp lao động tập thể về quyền.

Đúng, chỉ có thẩm quyền giải quyết TCLĐ về lợi ích, b khoản 2 Điều 203

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *