Đề thi môn tư pháp quốc tế năm 2017 lớp CLC 39D

Đề thi môn tư pháp quốc tế năm 2017 lớp Chất lượng cao 39D trường ĐH luật thành phố Hồ Chí Minh

Thời gian làm bài 90 phút

Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật và Điều ước quốc tế

Phần câu hỏi nhận định

Những nhận định sau đây đúng hay sai?. Giải thích ngắn gọn tại sao?.

Nhận định số 1

Phán quyết của Trọng tài nước ngoài đương nhiên được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam nếu nước ngoài đó là thành viên của Công ước New York 1958

Nhận định số 2

Theo quy định của pháp luật Việt nam, khi phải áp dụng pháp luật nước ngoài, Tòa án Việt Nam không áp dụng các quy phạm xung đột trong hệ thống pháp luật nước ngoài đó.

Nhận định số 3

Hiện tượng xung đột pháp luật chỉ có thể xảy ra trong các quan hệ mang bản chất dân sự và có yếu tố nước ngoài.

Phần câu hỏi tự luận

Thế nào là bảo lưu trật tự công cộng trong Tư pháp quốc tế?. Phân tích ưu điểm và hạn chế của nguyên tắc bảo lưu trật tự công cộng?.

Phần bài tập tình huống

Công ty A (bên bán) mang quốc tịch nước M ký kết một hợp đồng mua bán hàng hóa với công ty B (bên mua) mang quốc tịch nước N. Hợp đồng ký kết tại nước P. Trong quá trình thực hiện hợp đồng đã phát sinh tranh chấp do người bán đã không giao đủ số hàng như đã thỏa thuận và người mua từ chối nhận hàng. Tranh chấp được đưa ra xét xử tại Tòa án của nước Q

Bằng kiến thức về Tư pháp quốc tế đã học, anh chị hãy cho biết

Câu hỏi 1

Làm thế nào để xác định xem Tòa án của nước Q sẽ có thẩm quyền giải quyết đối với tranh chấp nói trên hay không?

Câu hỏi 2

Hệ thống pháp luật nào có thể được áp dụng để giải quyết tranh chấp nói trên?

Câu hỏi 3

Giả sử các bên có thỏa thuận chọn luật áp dụng cho hợp đồng này, hãy xác định các điều kiện để luật do các bên lựa chọn có thể được áp dụng để giải quyết tranh chấp nói trên?

Câu hỏi 4

Giả sử Q là Việt Nam, giữa Việt Nam và các nước M,N,P chưa ký kết bất kỳ điều ước quốc tế nào liên quan đến lĩnh vực hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Hãy phân tích nguyên tắc áp dụng pháp luật mà Tòa án sẽ phải tuân thủ trong quá trình giải quyết vụ việc nói trên theo pháp luật Việt Nam hiện hành.

Giảng viên ra đề: Thầy Tâm


Đề kiểm tra cuối kỳ môn Tư pháp quốc tế

Lớp Hình sự 39 – 2

Sinh viên được sử dụng văn bản pháp luật

I – Nhận định sau đây đúng hay sai, Giải thích tại sao? (2 điểm)

1 – Khi giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài, nếu pháp luật của nước có Tòa án giải quyết tranh chấp có quy phạm xung đột dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước người thì pháp luật nước ngoài đó được áp dụng.

2 – Yếu tố nước ngoài trong vụ việc dân sự có ý nghĩa là để xác định luật áp dụng điều chính quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

II – Trả lời các câu hỏi sau: (4 điểm)

1 – Khoản 3 Điều 766 BLDS 2005 quy định “Việc phân biệt tài sản là động sản hoặc bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản”. Bạn hãy cho biết đây có phải là quy phạm xung đột, phân loại quy định theo tiêu chí hình thức và tính chất (1.5 điểm)

2 – Công dân Việt Nam sinh sống tại Nga, mất đi để lại tài sản là một căn nhà tại Nga. Theo bạn, việc thừa kế tài sản này phải giải quyết theo Pháp luật của Việt Nam hay pháp luật của Nga? (1 điểm)

3 – Bà Hoàng Sa (Việt Nam) bên phải thi hành nộp đơn yêu cầu không công nhận bản án của Tòa án Đức về phân chia tài sản giữa bà và chồng bà là ông Albert (Đức). Theo pháp luật Việt Nam, tòa án có thẩm quyền có tiến hành xem xé đơn yêu cầu này hay không? Nêu cơ sở pháp lý? (1.5 điểm)

III – Bài tập (4 điểm)

Tại Việt Nam, Công ty TNHH Đông Tây (Quốc tịch Việt Nam) ký kết một hợp đồng mua bán linh kiện xe hơi với công ty Morning Star. Công ty Morning Star được thành lập tại Indonesia, có chi nhánh tại Singapore và Việt Nam. Hợp đồng được thực hiện tại Singapore. Khi có tranh chấp về nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng công ty Đông Tây đã nộp đơn kiện Công ty Morning Star tại tòa án Việt Nam.

1 – Tòa án của Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp nói trên hay không? Nếu tòa án có thẩm quyền, hãy nêu đặc điểm của loại thẩm quyền này.

2 – Giả sử Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, do hợp đồng được ký kết tại Việt Nam, theo anh chị có phải Tòa án Việt Nam sẽ áp dụng pháp luật của Việt Nam để giải quyết về nghĩa vụ thanh toán của các bên?

Biết rằng Việt Nam chưa có hiệp định tương trợ tư pháp nào được ký kết với Indonesia và Singapore.

GV ra đề: TS Đỗ Thị Mai Hạnh


Đề thi kết thúc học phần Tư pháp quốc tế

Lớp: Hành chính 39

Thời gian làm bài 75 phút

Sinh viên được sử dụng Văn bản pháp luật

Câu I – Các nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? (3.5 điểm)

1 – Yếu tố nước ngoài trong quan hệ hôn nhân và gia đình trong tư pháp quốc tế được xác định theo điều 758 của Bộ luật Dân sự Việt Nam. (1 điểm)

2 – “Hợp đồng được giao kết tại Việt Nam và được thực hiện hoàn toàn tại Việt Nam thì phải tuân theo pháp luật nước CHXHCN Việt Nam” là quy phạm xung đột hai bên. (1 điểm)

3 – Bản chất của việc công nhận và cho thi hành bản án dân sự của tòa án nước ngoài là công nhận thẩm quyền của tòa án nước ngoài đã tuyển bản án đó. (1.5 điểm)

Câu II – Trả lời các câu hỏi sau: (3 điểm)

1 – Hãy phân tích thành phần và phân loại quy phạm xung đột sau đây theo tiêu chí hình thức và tính chất:

“Trong trường hợp giao kết hợp đồng vắng mặt thì việc xác định nơi giao kết hợp đồng phải tuân theo pháp luật của nước nơi cư trú của cá nhân hoặc nơi đặt trụ sở chính của pháp nhân là bên đề nghị giao kết hợp đồng”. (Điều 771, Bộ luật Dân sự Việt Nam). (2 điểm)

2 – Chị Sao Bắc (VN) kết hôn với ông Kahn (Nga) và theo chồng sang Nga sinh sống từ năm 2002. Sau 10 năm chung sống không hạnh phúc, năm 2012 Chị Sao Bắc về nước một mình và nộp đơn xin ly hôn tại Tòa án Việt Nam. Theo bạn, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ ly hôn này hay không? Nêu cơ sở pháp lý? (1 điểm)

Câu III – Bài tập (3.5 điểm)

Tại Việt Nam, công ty TNHH Hồng Minh (Việt Nam) ký kết một hợp đồng mua bán lô hàng mỹ phẩm với công ty cổ phần Blue Moutain (Canada). Hợp đồng được xác lập và thực hiện hoàn toàn tại Việt Nam. Hai bên thỏa thuận chọn hệ thống pháp luật của nước Pháp để giải quyết tranh chấp về quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng. Khi có tranh chấp công ty Hồng Minh đã khởi kiện công ty Blue Moutain tại Tòa án Việt Nam.

Hỏi:

1 – Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp nói trên hay không? Nếu Tòa án Việt Nam có thẩm quyền, bạn hãy nêu đặc điểm của loại thẩm quyền này? (1.5 điểm)

2 – Giả sử Tòa án Việt Nam có thẩm quyền, Tòa án phải áp dụng luật của nước Pháp để giải quyết tranh chấp vì đó là sự lựa chọn của các bên. Nhận định này đúng hay sai? Tại sao? (1 điểm)

3 – Với kiến thức về tư pháp quốc tế Việt Nam, bạn hãy xác định hệ thống pháp luật được áp dụng để giải quyết vụ việc trên? (1 điểm)

Biết rằng giữa Việt Nam và Canada chưa ký Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự.

GV ra đề: TS Đỗ Thị Mai Hạnh


Đề thi 2016 môn Tư pháp quốc tế

Lớp: Dân sự 38B

Thời gian làm bài: 75 phút

(Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi)

I – Nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? (4 điểm)

1 – Ý nghĩa duy nhất của yếu tố nước ngoài trong vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế là để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.(1 điểm)

2 – “Thẩm quyền giải quyết vụ việc nuôi con nuôi thuộc về Tòa án của nước người con nuôi có quốc tịch” là quy phạm xung đột.(1 điểm)

3 – Theo pháp luật Việt Nam, khi có đơn yêu cầu không công nhận bản án dân sự về tài sản của Tòa án nước ngoài, Tòa án Việt Nam sẽ xem xét đơn yêu cầu đó.(2 điểm)

II – Trả lời các câu hỏi sau: 2 điểm

1 – Hãy phân tích thành phần của quy phạm xung đột và căn cứ vào tiêu chí hình thức và tính chất, hãy phân loại quy phạm xung đột sau đây:

“Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi đây thiệt hại”. Khoản 1 Điều 773 BLDS 2005. (1 điểm)

2 – Công dân Nga sinh sống tại Việt Nam, mất đi để lại di sản là một chiếc xe hơi tại Việt nam.

Theo bạn, việc thừa kế tài sản này phải giải quyết theo pháp luật của Việt Nam hay pháp luật của Nga? Tại sao? (1 điểm)

III – Bài tập (4 điểm)

John Brown (Úc và Canada) cư trú, sinh sống và làm ăn lâu dài tại Việt Nam, không có tài sản tại Việt Nam. Minh Minh và John ký kết một hợp đồng mua bán tài sản. Hợp đồng trên được ký kết và thực hiện tại Singapore. Do John không thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng nên Minh Minh khởi kiện John trước Tòa án của Việt Nam. Hỏi:

1 – Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ việc trên hay không? Nêu cơ sở pháp lý, đặc điểm và hệ quả pháp lý của thẩm quyền đó. (2 điểm)

2 – Giả sử Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết, Tòa án Việt Nam đương nhiên áp dụng pháp luật nước mình để giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng. Nhận định này đúng hay sai? Tại sao? (1 điểm)

3 – Để xác định hiệu lực của hợp đồng, tòa án Việt Nam phải xem xét năng lực hành vi dân sự khi ký kết hợp đồng của John, theo bạn, pháp luật nước nào được áp dụng để điều chỉnh vấn đề này? Nêu cơ sở pháp lý? Biết rằng Minh Minh và John có thỏa thuận chọn pháp luật của Canada để giải quyết về năng lực hành vi dân sự của các bên). (1 điểm)

Biết rằng giữa Việt Nam, Úc và Canada chưa ký Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự.

Giảng viên ra đề: TS Đỗ Thị Mai Hạnh


Đề thi môn Tư pháp quốc tế

Lớp: Dân sự 38A

Thời gian làm bài: 90 phút

(Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi)

I – Nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? (2 điểm)

1 – Khi giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài, nếu pháp luật của nước có Tòa án giải quyết tranh chấp có quy phạm xung đột dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật nước ngoài đó, được áp dụng.

2 – Yếu tố nước ngoài trong vụ việc dân sự có ý nghĩa là để xác định luật áp dụng điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Có thể bạn quan tâm: Tuyển tập đề thi do cô Đỗ Thị Mai Hạnh ra đề.
II – Trả lời các câu hỏi sau: 4 điểm

1 – Khoản 3 Điều 766 BLDS 2005 quy định: Việc phân biệt tài sản là động sản hoặc bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản. Bạn hãy cho biết đây có phải là quy phạm xung đột, phân loại quy phạm theo tiêu chí hình thức và tính chất. (1 điểm)

2 – Công dân Việt Nam sinh sống tại Nga, mất đi để lại di sản là một căn nhà tại Nga. Theo bạn, việc thừa kế tài sản này phải giải quyết theo pháp luật của Việt Nam hay pháp luật của Nga? (1 điểm)

3 – Bà Linh Chi (Việt Nam) nộp đơn yêu cầu không công nhận bản án của Tòa án Đức về phân chia tài sản giữa bà và chồng là ông Hulbert (Đức). Theo pháp luật Việt Nam, tòa án có thẩm quyền sẽ tiến hành xem xét đơn yêu cầu này không? Nêu cơ sở pháp lý và giải thích? (2 điểm)

III – Bài tập (4 điểm)

William (Đức và Thụy Sĩ) 18 tuổi, cư trú tại Thụy Sĩ, xin đăng ký kết hôn với Hoa Lan (Việt Nam) 18 tuổi tại Ủy ban nhân dân TP.HCM. William và Hoa Lan đã quyết định cư trú và sinh sống tại TP.HCM sau khi kết hôn. Hỏi:

1 – Theo bạn, William có đủ điều kiện để được UBND cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn hay không? Nêu cơ sở pháp lý và giải thích. Biết rằng theo pháp luật của Đức và Thụy Sĩ: tuổi kết hôn của nam là 18 tuổi. (1 điểm)

2 – Giả sử William và Hoa Lan được kết hôn với nhau, do cuộc sống chung không hạnh phúc, 5 năm sau, Hoa Lan nộp đơn xin ly hôn trước Tòa án của Việt Nam. Hỏi Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn này hay không? Nêu cơ sở pháp lý, đặc điểm và hệ quả pháp lý của thẩm quyền đó? (2 điểm)

3 – Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam sẽ áp dụng pháp luật của Đức, Thụy Sĩ hay Việt Nam để giải quyết việc ly hôn này? Nêu cơ sở pháp lý? (1 điểm)

Biết rằng giữa Việt Nam, Đức và Thụy Sĩ chưa ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự.

Giảng viên ra đề: TS Đỗ Thị Mai Hạnh


Đề thi 2016 môn Tư pháp quốc tế

Lớp: Thương mại 38B

Thời gian làm bài: 90 phút

(Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi)

Câu 1: Trả lời đúng sai các nhận định sau đây. Tại sao? (3 điểm)

1 – Theo pháp luật Việt Nam, luật nơi có tài sản đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu đối với động sản đang trên đường vận chuyển.

2 – Theo pháp luật Việt Nam, quyết định của trọng tài nước ngoài chỉ được cho thi hành tại Việt Nam sau khi được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành,

3 – Khoản 1 Điều 410 Bộ luật tố tụng dân sự 2011 quy định: “Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo quy định tại Chương III của Bộ luật này, trừ trường hợp Chương này có quy định khác”. Đây là quy phạm xung đột.

Câu 2: Trả lời các câu hỏi sau (3 điểm):

1 – Trình bày khái niệm, mục đích, hệ quả pháp lý của bảo lưu trật tự công cộng. (1 điểm)

2 – Tại Điều 673 BLDS sửa đổi được Quốc hội thông qua và ngày 24/11/2015 quy định về dẫn chiếu như sau:

“1. Pháp luật nước ngoài được dẫn chiếu đến nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được áp dụng:

a – Hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Việc từ chối áp dụng pháp luật nước ngoài phải dựa vào bản chất cả quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài và không được chỉ dựa vào sự khác biệt của hệ thống pháp luật, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của nước có liên quan với hệ thống pháp luật, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam.

b – Nội dung của pháp luật nước ngoài không xác định được mặc dù đã áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật tố tụng.

2.Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, pháp luật Việt Nam được áp dụng.”

Anh chị hãy chỉ ra những điểm mới của quy định này so với quy định trong BLDS 2005 hiện hành. Theo anh chị việc sửa đổi như trên có ý nghĩa như thế nào đối với việc áp dụng pháp luật nước ngoài của Tòa án Việt Nam. (2 điểm)

Câu 3: Bài tập (4 điểm)

Công ty A (Quốc tịch Canada) có văn phòng đại diện tại TP.HCM giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với công ty B (quốc tịch Việt Nam). Hợp đồng được giao kết tại Việt Nam và được thực hiện hoàn toàn tại Canada. Tranh chấp phát sinh, B khởi kiện đến Tòa án Việt Nam.

1 – Về thẩm quyền của Tòa án Việt Nam, có ý kiến cho rằng: “Tòa án Việt Nam sẽ không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên vì hợp đồng không được thực hiện một phần hoặc toàn bộ tại Việt Nam”.

Quan điểm của anh chị về ý kiến trên? (1.0 điểm)

2 – Giả sử Tòa án Việt Nam có thẩm quyền.

a – Anh chị hãy đặt giả thiết để pháp luật Việt Nam có thể được áp dụng nhằm giải quyết tranh chấp nói trên? (1.5 điểm)

b – Giả sử các bên trong hợp đồng thỏa thuận chọn pháp luật Canada để điều chỉnh hợp đồng và việc chọn luật của các bên thỏa mãn các điều kiện chọn luật. Có nhận định cho rằng: “Tòa án Việt Nam phải áp dụng cả luật tố tụng và luật nội dung của Canada để giải quyết tranh chấp trên”. Anh chị có ý kiến gì về nhận định trên? (1.5 điểm)

Giảng viên ra đề: ThS Nguyễn Lê Hoài


Đề thi đáp án môn Tư pháp quốc tế

Lớp: Thương mại 38A

Thời gian làm bài: 90 phút

(Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi)

Câu 1: Trả lời đúng sai các nhận định sau đây. Tại sao? (3 điểm)

1 – Xuất phát từ nguyên tắc bảo hộ công dân, Tòa án Việt Nam phải thụ lý và giải quyết tất cả các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài nếu có ít nhất một trong các bên đương sự là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam.

2 – Quy phạm xung đột có thể được áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật và xung đột thẩm quyền.

3 – Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hình thức của di chúc có yếu tố nước ngoài phải tuân theo pháp luật của nước nơi lập di chúc.

Có thể bạn quan tâm: Tuyển tập đề thi do cô Nguyễn Lê Hoài ra đề.

Câu 2: Trả lời các câu hỏi sau (3 điểm):

1 – Trình bày các quan điểm về thừa nhận hiện tượng dẫn chiếu? Liên hệ với pháp luật Việt Nam. (1 điểm)

2 – Tại Điều 671 BLDS sửa đổi được Quốc hội thông qua và ngày 24/11/2015 quy định về dẫn chiếu như sau:

“1. Pháp luật được dẫn chiếu đến bao gồm quy định về xác định pháp luật áp dụng và quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự, trừ trường hợp nêu tại khoản 4 Điều này.

2. Trường hợp quy định về xác định pháp luật áp dụng nêu tại khoản 1 Điều này dẫn chiếu đến pháp luật Việt Nam thì quy định của pháp luật Việt Nam về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự được áp dụng.

3. Trường hợp quy định về xác định pháp luật áp dụng nêu tại khoản 1 Điều này dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba thì quy định của pháp luật nước thứ ba về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự được áp dụng.

4. Trường hợp các bên trong hợp đồng thỏa thuận chọn luật thì pháp luật mà các bên lựa chọn là quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự, không bao gồm quy định về xác định pháp luật áp dụng.”

Anh chị hãy cho biết điểm khác biệt giữa quy định này với quy định về dẫn chiếu trong BLDS 2005 hiện hành. Hãy nêu quan điểm của anh chị về sự khác biệt đó. (2 điểm)

Câu 3: Bài tập (4 điểm)

Năm 2010, Công ty Bình Minh (quốc tịch Việt Nam) ký hợp đồng mua bán thiết bị điện tử với Công ty Sunrise (quốc tịch Anh). Trong hợp đồng các bên thỏa thuận: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết tại Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VIAC). Đồng thời, các bên thỏa thuận chọn Pháp luật Anh để giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng. Tranh chấp phát sinh, Công ty Bình Minh yêu cầu Tòa án Việt Nam giải quyết.

1 – Tòa án Việt Nam có thẩm quyền thụ lý và giải quyết tranh chấp trên hay không? Tại sao? (1.5 điểm)

2 – Giả sử Tòa án Việt Nam có thẩm quyền.

a – Có nhận định cho rằng: “Xuất phát từ nguyên tắc áp dụng đầy đủ, trọn vẹn hệ thống pháp luật nước ngoài thì Pháp luật Anh do các bên thỏa thuận lựa chọn để giải quyết tranh chấp phải được áp dụng toàn bộ hệ thống pháp luật bao gồm cả luật thực chất và luật xung đột”. Quan điểm của anh, chị về nhận định trên? (1 điểm)

b – Theo anh chị pháp luật Việt Nam có thể được Tòa án Việt Nam áp dụng trong trường hợp trên hay không? Tại sao? (1.5 điểm)

Giảng viên ra đề: ThS Nguyễn Lê Hoài


Đề thi môn Tư pháp quốc tế

Lớp: Quốc tế 38B

Thời gian làm bài: 75 phút

(Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi)

Câu 1: Trả lời đúng sai các nhận định sau đây. Giải thích ngắn gọn tại sao? (3 điểm)

1 – Theo pháp luật Việt Nam, quyết định của trọng tài có giá trị chung thẩm, nên phán quyết của trọng tài sẽ được công nhận và cho thi hành tại những nước có liên quan.

2 – Xung đột pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với tài sản trong Tư pháp quốc tế được giải quyết theo hệ thuộc luật nơi có tài sản.

3 – Các hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển đều chịu sự điều chỉnh của Incoterms do pháp luật các quốc gia gần như không quy định về vấn đề này.

Câu 2: Lý thuyết (3 điểm)

Có quan điểm cho rằng di sản không người thừa kế sẽ chịu sự điều chỉnh của luật nơi có di sản đó.

Theo anh chị, nhận định trên đúng hay sai? Giải thích tại sao?

Câu 3: Bài tập (4 điểm)

Minh Việt (Công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam) đi công tác tại Nga trong thời hạn 4 năm từ (2006 – 2010) theo hợp đồng lao động đã ký kết với công ty Bắc Sơn. Tại đây Việt có mua một xe hơi để phục vụ cho nhu cầu di chuyển của mình trong quá trình công tác của Toàn (là công dân Việt Nam cư trú tại Nga).

1 – Anh chị hãy xác định tính hợp pháp của hình thức của hợp đồng mua bán xe hơi nói trên ?(1.5 điểm)

2 – Trong thời hạn lưu trú tại Nga, Việt đã gây tai nạn cho Natasha. Anh chị hãy xác định tòa án nào có khả năng có thẩm quyền giải quyết quan hệ trên và tòa án có thẩm quyền sẽ áp dụng pháp luật nào để giải quyết? (1.5 điểm)

3 – Giả sử Natasha là công dân Việt Nam, cư trú tại Việt Nam và sang Nga du lịch, anh chị hãy xác định tòa án có thẩm quyền giải quyết và luật áp dụng cho quan hệ trên. (1 điểm).

Giảng viên ra đề: ThS Trần Thị Bảo Nga


Đề thi đáp án môn Tư pháp quốc tế

Lớp: Hình sự 38A

Thời gian làm bài: 75 phút

(Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi)

Bà Xuân Mai (quốc tịch Việt Nam), ông Nagaki (quốc tịch Nhật Bản).

I – Năm 2015, Ông Nagaki và bà Xuân Mai tiến hành đăng ký kết hôn tại Nhật bản. Anh chị hãy cho biết các nhận định sau đây đúng hay sai? Vì sao?

1 – Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam 2014 không thể được áp dụng để điều chỉnh điều kiện kết hôn của ông Nagaki? (1.5 điểm)

2 – Quan hệ hôn nhân của ông Nagaki và bà Xuân Mai đương nhiên được công nhận hợp pháp tại Việt Nam (nếu họ kết hôn hợp pháp tại Nhật Bản). (1.5 điểm)

II – Sau khi kết hôn, hai vợ chồng ông Nagaki và bà Xuân Mai sinh sống, làm việc ổn định tại TP.HCM. Tháng 01/2016, vợ chồng phát sinh mâu thuẫn và yêu cầu Tòa án Nhật Bản giải quyết ly hôn. Tháng 04/2016, bà Xuân Mai yêu cầu Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành Bản án ly hôn của Tòa án Nhật Bản.

Theo anh, chị Bản án của Tòa án Nhật Bản có thể được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hay không? (1.0 điểm)

III – Năm 2016, Công ty Hồng Hoa (Quốc tịch Việt Nam – do bà Xuân Mai làm đại diện) ký kết hợp đồng thuê công ty Mitsu (Quốc tịch Nhật Bản, có chi nhánh tại Việt Nam – do ông Nagaki làm đại diện) vận chuyển thiết bị điện tử từ Nhật Bản về Việt Nam. Trong trường hợp các bên thỏa thuận chọn Pháp luật Nhật Bản để giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng. Tranh chấp phát sinh, các bên yêu cầu Tòa án Việt Nam giải quyết.

1 – Các nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao?

a – Tòa án Việt Nam không có thẩm quyền giải quyết vụ việc trên vì các bên thỏa thuận chọn pháp luật Nhật Bản để giải quyết tranh chấp. (1.5 điểm)

b – Pháp luật Nhật Bản do các bên thỏa thuận lựa chọn được áp dụng để điều chỉnh tất cả các vấn đề bao gồm hình thức hợp đồng, tư cách chủ thể của các bên, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. (1.5 điểm)

c – Tại khoản 1 Điều 770 BLDS 2005 quy định: “Trong trường hợp hợp đồng được giao kết ở nước ngoài mà vi phạm quy định về hình thức hợp đồng theo pháp luật của nước đó, nhưng không trái với quy định về hình thức hợp đồng theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì hình thức hợp đồng được giao kết ở nước ngoài đó vẫn được công nhận tại Việt Nam”. Đây là quy phạm xung đột? (1.5 điểm)

2 – Giả sử Tòa án Việt Nam có thẩm quyền

a – Pháp luật tố tụng của Việt nam đương nhiên được áp dụng để điều chỉnh các vấn đề tố tụng trong vụ việc trên (1 điểm).

b – Anh chị hãy đưa ra những giả thiết để Luật Thương mại Việt Nam 2005 được áp dụng để giải quyết quyền và nghĩa vụ của các bên trong tình huống trên? Vì sao? (1.5 điểm)

Giảng viên ra đề: ThS Nguyễn Lê Hoài


Đề thi 2015 môn Tư pháp quốc tế

Lớp: AUF 38

Thời gian làm bài: 75 phút

(Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi)

1 – Các nhận định sau đây đúng hay sai? Cho ví dụ chứng minh: (4.5 điểm)

1.1 – Phần hệ thuộc của quy phạm xung đột là phần quy định hệ thống pháp luật của nước ban hành ra quy phạm cần được áp dụng.

1.2 – Một trong những hệ thuộc luôn được áp dụng giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng là hệ thuộc Luật quốc tịch của pháp nhân.

1.3 – Các loại nguồn của ngành luật Tư pháp quốc tế đồng thời là nguồn luật áp dụng điều chỉnh quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài.

Có thể bạn quan tâm: Tuyển tập đề thi do cô Trịnh Anh Nguyên ra đề.

2 – Vì sao đối tượng điều chỉnh của ngành luật Tư pháp quốc tế phải bao hàm 2 đặc điểm:

“Là những quan hệ mang bản chất dân sự có yếu tố nước ngoài”. (1.5 điểm)

3 – Giải quyết tình huống (4 điểm):

M quốc tịch nước A, N quốc tịch nước B; K là pháp nhân có quốc tịch nước C. Giữa A, B và C không có Điều ước quốc tế.

Giả sử A là Việt Nam; hợp đồng giữa M và K là hợp đồng mua bán hàng hóa và Tòa án Việt Nam giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ đối với tổn thất hàng hóa của các bên trong hợp đồng:

3.1 – Hãy chứng minh rằng: “Những quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa tại Luật Thương mại Việt Nam 2005 có thể được áp dụng để giải quyết vấn đề tranh chấp”.

3.2 – Nhận định sau đúng hay sai? Phân tích: “Phương pháp thực chất và phương pháp xung đột có thể được áp dụng giải quyết tranh chấp của các bên trong hợp đồng này. Mỗi phương pháp có ưu điểm và hạn chế nhất định”./.

Lưu ý: Bài làm sạch sẽ, không dài dòng.

Giảng viên ra đề: ThS Trịnh Anh Nguyên


Đề thi hết môn Tư pháp quốc tế

Lớp: Dân sự 37

Thời gian làm bài: 75 phút

(Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi)

I – Nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? (2 điểm)

1 – Khi giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài, nếu pháp luật của nước có Tòa án giải quyết tranh chấp có quy phạm xung đột dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật nước ngoài đó, được áp dụng.

2 – Yếu tố nước ngoài trong vụ việc dân sự có ý nghĩa là để xác định luật áp dụng điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

II – Trả lời cáC câu hỏi sau: 4 điểm

1 – Khoản 3 Điều 766 BLDS 2005 quy định: Việc phân biệt tài sản là động sản hoặc bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản. Bạn hãy cho biết đây có phải là quy phạm xung đột, phân loại quy phạm theo tiêu chí hình thức và tính chất. (1 điểm)

2 – Công dân Việt Nam sinh sống tại Nga, mất đi để lại di sản là một căn nhà tại Nga. Theo bạn, việc thừa kế tài sản này phải giải quyết theo pháp luật của Việt Nam hay pháp luật của Nga? (1 điểm)

3 – Bà Linh Chi (Việt Nam) nộp đơn yêu cầu không công nhận bản án của Tòa án Đức về phân chia tài sản giữa bà và chồng là ông Hulbert (Đức). Theo pháp luật Việt Nam, tòa án có thẩm quyền sẽ tiến hành xem xét đơn yêu cầu này không? Nêu cơ sở pháp lý và giải thích? (2 điểm)

III – Bài tập (4 điểm)

William (Đức và Thụy Sĩ) 18 tuổi, cư trú tại Thụy Sĩ, xin đăng ký kết hôn với Hoa Lan (Việt Nam) 18 tuổi tại Ủy ban nhân dân TP.HCM. William và Hoa Lan đã quyết định cư trú và sinh sống tại TP.HCM sau khi kết hôn.

Hỏi:

1 – Theo bạn, William có đủ điều kiện để được UBND cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn hay không? Nêu cơ sở pháp lý và giải thích. Biết rằng theo pháp luật của Đức và Thụy Sĩ: tuổi kết hôn của nam là 18 tuổi. (1 điểm)

2 – Giả sử William và Hoa Lan được kết hôn với nhau, do cuộc sống chung không hạnh phúc, 5 năm sau, Hoa Lan nộp đơn xin ly hôn trước Tòa án của Việt Nam. Hỏi Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn này hay không? Nêu cơ sở pháp lý, đặc điểm và hệ quả pháp lý của thẩm quyền đó? (2 điểm)

3 – Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam sẽ áp dụng pháp luật của Đức, Thụy Sĩ hay Việt Nam để giải quyết việc ly hôn này? Nêu cơ sở pháp lý? (1 điểm)

Biết rằng giữa Việt Nam, Đức và Thụy Sĩ chưa ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự.

Giảng viên ra đề: TS Đỗ Thị Mai Hạnh


ĐỀ THI 2015 MÔN TƯ PHÁP QUỐC TẾ

Lớp: Chất lượng cao 37C

Thời gian làm bài: 75 phút

(Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi)

Câu 1: Trả lời đúng, sai các nhận định sau và giải thích ngắn gọn tại sao? (6 điểm)

1 – Điều ước quốc tế về tư pháp quốc tế luôn có hiệu lực được ưu tiên áp dụng so với pháp luật Việt Nam.

2 – Quy phạm xung đột là quy phạm pháp luật đặc biệt.

3 – Bản án của tòa án nước ngoài về vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài không thể được công nhận và cho thi  hành tại Việt Nam.

4 – Không thể áp dụng quy phạm pháp luật xung đột nhằm xác định thẩm quyền của Tòa án quốc gia đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.

5 – Theo pháp luật Việt Nam, Quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài được giải quyết theo pháp luật của nước nơi có tài sản đối với bất động sản, theo pháp luật quốc tịch của chủ sở hữu đối với động sản.

6 – Pháp luật nước ngoài không thể được áp dụng nhằm giải quyết xung đột pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng trong trường hợp hợp đồng được ký kết và thực hiện hoàn toàn tại Việt Nam.

Câu 2: 4 điểm

Công dân A (Quốc tịch Việt Nam) ký một hợp đồng mua bán với công dân B (quốc tịch Singapore). Hợp đồng trên được ký kết tại Việt Nam, thực hiện tại Singapore. Trong hợp đồng hai bên thỏa thuận chọn Tòa án Việt Nam giải quyết tranh chấp nếu chúng phát sinh. Cho rằng B không thực hiện đúng nghĩa vụ theo hợp đồng, A khởi kiện B tại Tòa án Việt Nam.

Anh chị hãy cho biết:

1 – Vụ việc trên có phải là vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài không? Cơ sở pháp lý?.

2 – Việc các bên chọn Tòa án Việt Nam để giải quyết tranh chấp hợp đồng trên có bao gồm việc chọn pháp luật Việt Nam hay không? Tại sao?.

3 – Trong những trường hợp nào pháp luật của Singapore có thể được áp dụng nhằm giải quyết tranh chấp hợp đồng trên? Hãy phân tích điều kiện để pháp luật nước ngoài được áp dụng nhằm điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam?./.

Giảng viên ra đề: TS Lê Thị Nam Giang


ĐỀ THI HẾT MÔN TƯ PHÁP QUỐC TẾ

Lớp: Chất lượng cao 37B

Thời gian làm bài: 75 phút

(Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi)

Câu 1: Trả lời đúng, sai các nhận định sau và giải thích ngắn gọn tại sao? (3 điểm)

1 – Để giải quyết quan hệ hợp đồng có yếu tố nước ngoài, chỉ cần áp dụng một hệ thống pháp luật là hệ thống pháp luật nơi thực hiện hợp đồng.

2 – Theo pháp luật Việt Nam, xung đột pháp luật về quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài được giải quyết theo PL của nước nơi có tài sản đối với bất động sản và pháp luật của nước mà chủ sở hữu mang quốc tịch đối với động sản.

3 – Theo quy định của pháp luật Việt Nam, di sản không người thừa kế là động sản được giải quyết theo pháp luật của nước mà người để lại di sản là công dân trước khi chết.

Câu 2: 3 điểm

Anh chị hãy phân tích các điều kiện chọn luật trong quan hệ hợp đồng có yếu tố nước ngoài.

Câu 3: Bài tập (4 điểm)

Công ty Sóng Mới (là Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, được thành lập tại Việt Nam và có trụ sở tại TP.HCM) ký hợp đồng thuê Công ty New Wave (là công ty của Singapore và có trụ sở tại Singapore) để vận chuyển 1000 tấn hạt tiêu từ Việt Nam sang Liên bang Nga. Trong hợp đồng hai bên thỏa thuận chọn Tòa án Singapore giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, giữa các bên phát sinh tranh chấp. Công ty Sóng Mới khởi kiện Công ty New Wave tại Tòa án Việt Nam, yêu cầu bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng. Sau khi nhận được thông báo về việc Tòa án Việt Nam đã thụ lý vụ án trên, Công ty New Wave khởi kiện ngược lại Công ty Sóng Mới tại Tòa án Singapore yêu cầu Công ty Sóng Mới phải bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng. Anh chị hãy cho biết:

1 – Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết tranh chấp nói trên hay không? Giải thích rõ lý do và nêu cơ sở pháp lý?

2 – Giả sử Tòa án Việt Nam có thẩm quyền, luật nào sẽ được áp dụng để giải quyết tranh chấp trên.

Biết rằng giữa Việt Nam, Nga và Singapore chưa có Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự.

Giảng viên ra đề: TS Lê Thị Nam Giang


ĐỀ THI TƯ PHÁP QUỐC TẾ

Lớp: Chất lượng cao 37A

Thời gian làm bài: 75 phút

(Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi)

Câu 1: Trả lời đúng, sai các nhận định sau và giải thích ngắn gọn tại sao? (6 điểm)

1 – Xác định yếu tố nước ngoài trong các quan hệ dân sự nhằm mục đích duy nhất là xác định quan hệ đó thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế.

2 – Mục đích của việc áp dụng bảo lưu trật tự công cộng trong tư pháp quốc tế là nhằm từ chối áp dụng pháp luật nước ngoài để áp dụng pháp luật của chính quốc gia có tòa án.

3 – Bản án của tòa án nước ngoài về vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài không thể được công nhận và cho thi  hành tại Việt Nam.

4 – Hệ thuộc Luật Tòa án luôn được áp dụng trong việc giải quyết xung đột pháp luật.

5 – Theo pháp luật Việt Nam, thừa kế theo pháp luật luôn phải tuân theo pháp luật của nước mà người để lại di sản là công dân vào thời điểm chết, không phân biệt di sản là động sản hay bất động sản.

6 – Theo pháp luật Việt Nam, các bên trong hợp đồng luôn được quyền chọn pháp luật áp dụng nhằm điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên trong tất cả các hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài.

Câu 2: 4 điểm

Công dân A (Quốc tịch Pháp ) tiến hành hoạt động đầu tư tại Việt Nam từ năm 2010. Để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam, A có chuyển vào Việt Nam một số lượng lớn tiền mặt cùng các trang thiết bị, máy móc và đã tiến hành xây dựng nhà máy tại một khu công nghệ cao TP.HCM.

1 – Anh chị hãy cho biết, pháp luật nước nào sẽ được áp dụng nhằm điều chỉnh quan hệ sở hữu đối với tài sản của A tại Việt Nam trong tình huống trên? Yêu cầu giải thích?.

2 – Giả sử năm 2014, A bị tai nạn qua đời tại Việt Nam. Có tranh chấp giữa những người thừa kế của A liên quan đến tài sản của A tại Việt Nam. Anh, chị hãy phân tích điều kiện để hiện tượng xung đột thẩm quyền phát sịnh trong tình huống trên.

3 – Giả sử Tòa án Việt Nam được xác định là có thẩm quyền, Tòa án Việt Nam có đương nhiên áp dụng pháp luật Việt Nam theo nguyên tắc Luật tòa án không? Tòa án Việt Nam cần xác định pháp luật áp dụng nhằm giải quyết tranh chấp trên như thế nào?./.

Giảng viên ra đề: TS Lê Thị Nam Giang


ĐỀ 2014 MÔN TƯ PHÁP QUỐC TẾ

Lớp: AUF 37 – CLC36B

Thời gian làm bài: 75 phút

(Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi)

I – Các nhận định sau đây đúng hay sai? Cho ví dụ chứng minh? (6 điểm)

1 – Phần hệ thuộc của quy phạm xung đột là phần quy định hệ thống pháp luật nước ngoài nào cần được áp dụng.

2 – Một trong những hệ thuộc luôn được áp dụng giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng là hệ thuộc Luật quốc tịch của pháp nhân.

3 – Các loại nguồn của ngành luật Tư pháp quốc tế đồng thời là nguồn luật áp dụng điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài.

4 – Đối tượng điều chỉnh của luật tư pháp quốc tế là những quan hệ mang bản chất dân sự có liên quan đến tài sản ở nước ngoài.

5 – Những quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng dân sự do Nhà nước Việt Nam ban hành luôn được áp dụng trong việc điều chỉnh quan hệ hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài.

6 – Tòa án Việt Nam thụ lý và giải quyết mọi vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.

II – Giải quyết tình huống (4 điểm)

M quốc tịch nước A, N quốc tịch nước B; K là pháp nhân có quốc tịch nước C. Giữa A, B và C không có Điều ước quốc tế.

Giả sử A là Việt Nam; hợp đồng giữa M và K là hợp đồng mua bán hàng hóa và Tòa án Việt Nam giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ đối với tổn thất hàng hóa của các bên trong hợp đồng:

3.1 – Hãy chứng minh rằng: “Những quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa tại Luật Thương mại Việt Nam 2005 có thể được áp dụng để giải quyết vấn đề tranh chấp”.

3.2 – Nhận định sau đúng hay sai? Phân tích: “Phương pháp thực chất và phương pháp xung đột có thể được áp dụng giải quyết tranh chấp của các bên trong hợp đồng này. Mỗi phương pháp có ưu điểm và hạn chế nhất định”./.

Lưu ý: Bài làm sạch sẽ, không dài dòng.

Giảng viên ra đề: ThS Trịnh Anh Nguyên


ĐỀ THI MÔN TƯ PHÁP QUỐC TẾ

Lớp: Thương mại 36B

Thời gian làm bài: 75 phút

(Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi)

1 – Các nhận định sau đây đúng hay sai? Cho ví dụ chứng minh: (4.5 điểm)

1.1 – Phần hệ thuộc của quy phạm xung đột là phần quy định hệ thống pháp luật của nước ban hành ra quy phạm cần được áp dụng.

1.2 – Một trong những hệ thuộc luôn được áp dụng giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng là hệ thuộc Luật quốc tịch của pháp nhân.

1.3 – Các loại nguồn của ngành luật Tư pháp quốc tế đồng thời là nguồn luật áp dụng điều chỉnh quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài.

2 – Chứng minh rằng:

Quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của ngành luật tư pháp quốc tế phải bao hàm hai đặc điểm: “Là những quan hệ mang bản chất dân sự có yếu tố nước ngoài”. (1.5 điểm)

3 – Giải quyết tình huống (4 điểm):

M quốc tịch nước A, N quốc tịch nước B; K là pháp nhân có quốc tịch nước C. Giữa A, B và C không có Điều ước quốc tế.

Giả sử A là Việt Nam; hợp đồng giữa M và K là hợp đồng mua bán hàng hóa và Tòa án Việt Nam giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ đối với tổn thất hàng hóa của các bên trong hợp đồng:

3.1 – Hãy chứng minh rằng: “Những quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa tại Luật Thương mại Việt Nam 2005 có thể được áp dụng để giải quyết vấn đề tranh chấp”.

3.2 – Nhận định sau đúng hay sai? Phân tích: “Phương pháp thực chất và phương pháp xung đột có thể được áp dụng giải quyết tranh chấp của các bên trong hợp đồng này. Mỗi phương pháp có ưu điểm và hạn chế nhất định”./.

Lưu ý: Bài làm sạch sẽ, không dài dòng.

Giảng viên ra đề: ThS Trịnh Anh Nguyên


ĐỀ 2014 MÔN TƯ PHÁP QUỐC TẾ

Lớp: Quốc tế 36B

Thời gian làm bài: 75 phút

(Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi)

Câu 1: Trả lời đúng sai các nhận định sau đây. Giải thích ngắn gọn tại sao? (3 điểm)

1 – Theo pháp luật Việt Nam, hệ thuộc luật nhân thân là hệ thuộc luật duy nhất được áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn, cấm kết hôn.

2 – Pháp luật các nước đều thống nhất áp dụng luật nơi có tài sản để giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài đối với tài sản là động sản và bất động sản.

3 – Theo pháp luật Việt Nam, hình thức di chúc của công dân Việt Nam lập ở nước ngoài phải được điều chỉnh bởi pháp luật Việt Nam.

4 – Áp dụng quy phạm xung đột là gián tiếp giải quyết hiện tượng xung đột pháp luật.

Câu 2: (2 điểm)

Theo anh chị vấn đề bảo lưu trật tự công cộng có phải là cơ chế từ chối áp dụng pháp luật nước ngoài hợp pháp không? Giải thích tại sao?

Câu 3: Bài tập (4 điểm)

Doanh nghiệp A (Quốc tịch Canada) giao kết hợp đồng mua 1000 MT hạt điều với Doanh nghiệp B (Quốc tịch Việt Nam). Hợp đồng được ký kết tại trụ sở của A ở Vancouver.

Theo hợp đồng, toàn bộ lô hàng trên sẽ được giao tại kho hàng của B ở Quận 12, TP. HCM. Các bên thỏa thuận chọn pháp luật Canada để giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng. Do A không thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng, B khởi kiện đến Tòa án Việt Nam.

1 – Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên hay không? Tại sao?

2 – Giả sử Tòa án Việt Nam có thẩm quyền:

a – Xác định pháp luật áp dụng để điều chỉnh hình thức của hợp đồng.

b – Pháp luật nước nào được áp dụng để giải quyết quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng trên.

Giảng viên ra đề: ThS Trần Thị Bảo Nga


ĐỀ 2013 MÔN TƯ PHÁP QUỐC TẾ

Lớp: Dân sự 36B

Thời gian làm bài: 90 phút

(Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi)

Anh A (vừa đủ 22 tuổi) và chị B (vừa đủ 20 tuổi) cùng là công dân Trung Quốc cư trú tại Trung Quốc và đang du học tại Việt Nam. Sau một thời gian tìm hiểu, anh A và chị B quyết định cùng nhau đến cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam để tiến hành đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi 1:

Quan hệ kết hôn giữa anh A và chị B tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thuộc đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế Việt Nam hay không? Giải thích. (1 điểm).

Câu hỏi 2:

Hãy phân tích nội dung và ưu – nhược điểm của các phương pháp điều chỉnh của Tư pháp quốc tế (2 điểm).

Tình tiết bổ sung 1:

Giả sử A và B được phép kết hôn tại Việt Nam, sau khi kết hôn A và B ký kết hợp đồng với C (Công dân Việt Nam, cư trú tại Thành phố Hồ Chí Minh) để thuê một căn hộ chung cư tại Quận 7, TP.HCM. Trong quá trình thực hiện hợp đồng thuê căn hộ này, giữa các bên có phát sinh tranh chấp.

Câu hỏi 3:

Anh chị hãy cho biết cách thức xác định thẩm quyền của Tòa án để giải quyết tranh chấp nói trên giữa các bên. (1 điểm)

Tình tiết bổ sung 2:

Trong một diễn biến khác, A trước đây đã là một bên của tranh chấp về quyền thừa kế tài sản với những người thân trong gia đình tại Trung Quốc. Tranh chấp này được giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền của Trung Quốc. Tòa án Trung Quốc đã tuyên một bản án về vụ tranh chấp này, trong đó có bao gồm cả phần định đoạt về tài sản của A, vốn là phần di sản mà A được hưởng từ quan hệ thừa kế nói trên, đang có mặt tại Việt Nam. A muốn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận và cho thi hành bản án này trên lãnh thổ Việt Nam.

Câu hỏi 4:

Với tư cách là luật sư tư vấn cho A, anh chị hãy phác thảo sơ lược quy trình công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của Pháp luật Việt Nam hiện hành. (1.5 điểm)

Câu hỏi 5:

Anh chị hãy cho biết để được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam, bản án nói trên của Tòa án Trung Quốc phải đáp ứng các điều kiện gì? (2 điểm)

Tình tiết bổ sung 3:

A vốn là người đại diện được ủy quyền của một Công ty được thành lập theo pháp luật Trung Quốc (Công ty D). A thay mặt Công ty D ký kết hợp đồng mua 10.000 tấn cà phê hạt của Công ty E (Công ty liên doanh được thành lập theo pháp luật Việt Nam) trong đó cổ đông Singapore nắm giữ 42% Vốn điều lệ). Trong hợp đồng, các bên thỏa thuận chọn pháp luật Singapore làm nguồn luật điều chỉnh nội dung hợp đồng. Ngoài ra, các bên cũng thỏa thuận chọn Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) đặt bên cạnh phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) làm cơ quan giải quyết tranh chấp.

Câu hỏi 6:

Hãy cho biết trong trường hợp nào thì Tòa án của Việt Nam có thể phát sinh thẩm quyền giải quyết đối với tranh chấp nói trên của các bên? (1 điểm)

Câu hỏi 7:

Hệ thống pháp luật Singapore có được áp dụng đương nhiên để điều chỉnh nội dung của hợp đồng giữa các bên không? Hãy giải thích? (1.5 điểm).

Giảng viên ra đề: ThS Nguyễn Lê Hoài


ĐỀ THI HỌC KỲ MÔN TƯ PHÁP QUỐC TẾ

Lớp: Thương mại 35

Thời gian làm bài: 75 phút

(Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi)

Câu 1: Trả lời đúng sai các nhận định sau đây. Giải thích ngắn gọn tại sao? (3 điểm)

1 – Hiện tượng xung đột pháp luật phát sinh khi có quan hệ mang tính chất dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh.

2 – Khi một người Đức kết hôn với công dân Việt Nam thì người đó phải tuân thủ những điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật nước Đức và pháp luật Việt Nam.

3 – Theo quy định của pháp luật Việt Nam, các bên là cá nhân trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa có yếu tố nước ngoài có thể lựa chọn một hệ thống pháp luật của một quốc gia để điều chỉnh năng lực hành vi dân sự của mình.

4 – Một điều ước quốc tế sẽ trở thành là nguồn của tư pháp quốc tế Việt Nam khi điều ước quốc tế đó được Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

Câu 2: Lý thuyết (3 điểm)

Anh chị hãy phân tích thành phần của quy phạm xung đột căn cứ vào tiêu chí hình thức, nguồn và tính chất, hãy phân loại quy phạm xung đột sau đây:

“Việc xác lập, chấm dứt quyền sở hữu, nội dung của quyền sở hữu đối tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản đó”. Khoản 1 Điều 766 BLDS Việt Nam.

Câu 3: Bài tập (3 điểm)

Tại Việt Nam, công ty TNHH Cầu Vồng (Quốc tịch Việt  Nam) ký kết một hợp đồng mua bán linh kiện xe hơi với công ty Happiness. Công ty Happiness được thành lập tại Indonesia, có chi nhánh tại Singapore và Việt Nam. Hợp đồng được thực hiện tại Singapore. Khi có tranh chấp về nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng công ty Cầu Vồng đã nộp đơn kiện công ty Happiness tại Tòa án Việt Nam.

1 – Theo anh chị, tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp nói trên hay không? Hãy nêu cơ sở pháp lý. (Biết rằng Việt Nam chưa có hiệp định tương trợ tư pháp nào được ký kết với Indonesia và Singapore). (1.5 điểm)

2 – Giả sử Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, theo anh chị có phải tòa án Việt Nam sẽ áp dụng pháp luật của Việt Nam để giải quyết về nghĩa vụ thanh toán của các bên? (1.5 điểm)

Giảng viên ra đề: TS Đỗ Thị Mai Hạnh

Tagged:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *