Đề 1:

Câu 1: nhận định

1.Không phải mọi tranh chấp giữa các thành viên công ty, giữa thành viên công ty với công ty với nhau đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự.

? câu này anh nói là nếu trong chấp về Hình sự, thì theo tố tụng hình sự được k?

2.Trong mọi trường hợp, nếu tranh chấp không liên quan đến bất động sản đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc.

Sai.

Nếu các bên tự thoả thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu TA nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn giải quyết thì thẩm quyền giải quyết  vụ án dân sự được xác định là TA được yêu cầu đó.

CSPL: điểm c khoản 1 Điều 39 BLTTDS.

3.Người đại diện của đương sự có quyền kháng cáo thay cho đương sự.

Sai.

Người đại diện chỉ được xác lập thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo các căn cứ:

  • Quyết định của cơ quan có thẩm quyền
  • Điều lệ của pháp nhân;
  • Nội dung uỷ quyền;
  • Quy định khác của pháp luật.

Đặt trường hợp người đại diện theo uỷ quyền nhưng theo văn bản uỷ quyền không quy định cho phép người đó thực hiện quyền kháng cáo cho người được uỷ quyền, như vậy trường hợp này không phải là người uỷ quyền hợp pháp của đương sự vậy sẽ vi phạm luật BLTTDS.

CSPL: Điều 271 BLTTDS, Điều 141 BLDS.

4.Đương sự đã thành niên thì tự mình tham gia tố tụng dân sự tại Tòa án.

Sai.

Nếu người đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự thì không có năng lực hành vi tố tụng dân sự – là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc uỷ quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự.

Lúc này việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người này tại TA do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.

CSPL: khoản 2, 3, 4 Điều 69 BLTTDS.

5.Việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án dân sự quyết định.

Sai.

Tuỳ thời điểm ra quyết định

Trước khi mở phiên toà, Thẩm phán được phân công giải quyết vị án dân sự quyết định.

Tại phiên toà, HĐXX được phân công giải quyết vị án dân sự quyết định.

CSPL: Điều 219 BLTTDS.

Câu 2 (3 điểm): Bài tập

A nợ B 50 triệu đồng đến hạn không trả. A đã khởi kiện và tòa án yêu cầu A nộp tiền tạm ứng án phí 1 triệu đồng. Sau khi nộp số tiền trên, tòa án tiến hành thụ lý vụ án. Nhưng sau đó A thỏa thuận được với B sẽ trả cho B một hiện vật có giá trị tương đương nên A đã rút đơn khởi kiện.

Hỏi:

1.Tòa án quyết định như thế nào trong trường hợp này, tiền tạm ứng án phí B đã nộp sẽ giải quyết như thế nào.

điểm c khoản 1 Điều 217, thì Tiền tạm ứng án phí A đã nộp được trả lại cho A.

CSPL: khoản 3 Điều 218 BLTTDS.

2.Sau khi B rút đơn khởi kiện, A vẫn không chịu trả hiện vật nào cho B mặc dù B đã nhiều lần nhắc nhở. B lại làm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết. Hỏi lần này Tòa án có tiến hành thụ lý hay không?

Do A đã rút đơn khởi kiện nên VADS bị đình chỉ thuộc điểm c khoản 1 Điều 217 BLTTDS cho nên A vẫn có quyền khởi kiện yêu cầu TA giải quyết lại vụ án đó.

CSPL: khoản 1 Điều 218 BLTTDS.


Đề 2:

Câu 1: Những khẳng định sau đúng hay sai? Tại sao?

1.Tòa án chỉ thụ lý đơn khởi kiện nếu vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình.

Sai.

Có trường hợp mặc dù TA không có thẩm quyền (vì một lý do nào đó không biết, nhầm lẫn,..) thụ lý một vụ án, sau đó biết rằng mình không có thẩm quyền nên chuyển hồ sơ vụ án cho TA khác có thẩm quyền giải quyết.

CSPL:  Điều 41 BLTTDS.

2.Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phần tố trong cả quá trình giải quyết vụ án dân sự.

Sai.

Bị đơn không có quyền đưa ra yêu cầu phần tố trong cả quá trình giải quyết vụ án dân sự. Mà pháp luật BLTTDS quy định họ chỉ có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hoà giải.

CSPL: khoản 3 Điều 200 BLTTDS.

3.Đối với thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ, các đương sự có quyền thỏa thuận với nhau bằng văn bản để lựa chọn tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.

Sai.
Theo khoản 3 Điều 8 NQ 03/2012 hướng dẫn (hết hiệu lực rồi đọc để hiểu)
thì dù các bên có thoả thuận nhưng tranh chấp mà có đối tượng là BĐS thì chỉ có TA nơi có BĐS giải quyết thôi.

“Đối với tranh chấp về bất động sản quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 của BLTTDS thì chỉ có Tòa án nơi có bất động sản mới có thẩm quyền giải quyết.”

4.Tòa án không thụ lý giải quyết vụ án nếu đương sự không nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm.

Sai.

Thứ nhất, trường hợp người khởi kiện thuộc trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán phải tụ lý khi nhân được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.

Thứ hai, người khởi kiện không thuộc trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí, thì Thẩm phán thụ lý vụ án khi người đó nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí chứ không phải là tiền tạm ứng án phí.

(Thứ ba, thẩm quyền này là của Thẩm phán thụ lý chứ không phải của TA.)

CSPL: khoản 3, 4 Điều 195 BLTTDS.

5.Trong mọi trường hợp hội thẩm nhân dân không được làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự trong cùng vụ án đó.

Đúng.

Vì đây thuộc trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng vì có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.

Hội thẩm nhân dân là người có quyền biểu quyết ngang  quyền với thẩm phán nên sức ảnh hưởng không hề nhỏ.

Chức năng, nhiệm vụ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự. Cho nên giữa hai chủ thể này hoàn toàn có thể có căn cứ rõ ràng như quan hệ tình cảm, công tác, kinh tế,…

Vậy mọi trường hợp hội thẩm nhân dân không được làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự trong cùng vụ án đó.

CSPL: khoản 3 Điều khoản 1 Điều 75

Câu 2: Do việc chị Nguyễn Bích N (cư trú tại thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai) thường xuyên nghỉ việc không lý do chính đáng nên công ty Dosen, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, trụ sở tại huyện X, tỉnh Đồng Nai, đã quyết định kỷ luật chị N bằng hình thức sa thải. Chị N làm đơn khởi kiện yêu cầu tòa án nhân dân hủy quyết định trên với lý do ban lãnh đạo công ty đã không tiến hành phiên họp xét kỷ luật mà chỉ xin ý kiến các thành viên ban lãnh đạo thông qua phiếu thăm dò ý kiến, từ đó giám đốc công ty là ông Kim đã ra quyết định kỷ luật chị N.

Hãy trả lời đúng sai và giải thích:

1.Tòa án huyện X có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên.

Đúng. Điểm a khoản 1 Điều 39 BLTTDS.

2.Đây là loại tranh chấp cần phải qua hòa giải cơ sở thì tòa án mới giải quyết.

Sai. Vì tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải. Là tranh chấp lao động giữa cá nhân người lao động với người sử dụng lao động không bắt buộc phải qua thủ tục hoà giải.

CSPL: điểm a khoản 1 Điều 32 BLTTDS và điểm a khoản 1 Điều 201 BLLĐ 2012.


Đề Thi môn Tố tụng Dân sự

Lớp Dân sự 36B

1.Các vụ án có yêu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền của TA cấp tỉnh giải quyết.

Sai.

TAND cấp huyện nơi cư trú của công dân VN huỷ kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ con,…ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cứ trú ở khu vực biên giới với VN theo quy định của BLTTDS  và các quy định khác của PLVN. Cho thấy không phải các vụ án có yêu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền của TA cấp tỉnh giải quyết mà có trường hợp có yếu tố nước ngoài vẫn thuộc TAND cấp huyện.

CSPL: khoản 3 Điều 35 BLTTDS.

2.Thoả thuận trong hợp đồng do các bên xác lập là chứng cứ.

Sai.

Chưa chắc Thoả thuận trong hợp đồng do các bên xác lập là chứng cứ vì để được xem là chứng cứ của vụ việc dân sự thì cần phải đáp ứng các điều kiện khác:

Thứ nhất, chứng cứ phải là những gì có thật được giao nộp, xuất trình cho TA. Và được TA sử dụng làm căn cứ xác định các tình tiết khách quan của VADS cũng như xác định yêu cầu hay phản đối của Đương sự là có căn cứ. Đặt trường hợp nếu do một trong các bên giả mạo, khai man,…

Thứ hai, hợp đồng có nhiều loại, ví dụ: đó là tài liệu đọc được thì được coi là chứng cứ nếu nó là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực.

CSPL: Điều 93, Điều 95 BLTTDS.

3.Quyết định Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có thể là đối tượng kháng nghị theo thủ tục GĐT, tái thẩm.

Đúng.

Quyết định Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có thể là đối tượng kháng nghị theo thủ tục GĐT, tái thẩm.  Nếu Quyết định Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị GĐT khi có căn cứ quy định tại Điều 326 BLTTDS hoặc khi phát hiện ra tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của Quyết định mà của TA, các đượng sự không biết được khi TA ra Quyết định đó kèm theo căn căn cứ tại Điều 352 BLTTDS.

CSPL: Điều 325, Điều 326, Điều 351, Điều 352 BLTTDS.

4.Tranh chấp về bảo hiểm là tranh chấp kinh doanh, thương mại.

Sai.

Để một tranh chấp được xem là tranh chấp kinh doanh, thương mại thì phải có các yếu tố

  • Phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại.
  • Các chủ thể tham gia có đăng ký kinh doanh.
  • Đều có mục đích lợi nhuận.

Đặt trường hợp quan hệ tranh chấp giữa một Công ty có đăng ký kinh doanh dịch vụ bảo hiểm với một cá nhân đơn lẻ.  Thì trường hợp này chủ thể cá nhân không có đăng ký kinh doanh và cũng không có mục đích lợi nhuận. Lợi nhuận được hiểu là một khoản tiền có được do có sự đầu tư sinh lời, còn bản chất của bảo hiểm là bảo đảm cho một điều gì đó được bồi thường khi có thiệt hại xảy ra.

CSPL: khoản 1 Điều 30 BLTTDS.

5.Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục GĐT có quyền tạm đình chỉ thi hành án dân sự.

Sai.

Khoản 2 điều 332 người đã kháng nghị thì có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành…

Khoản 1 điều 331 có 2 người có thẩm quyền kháng cáo là chánh án và viện trưởng.

Nếu trong trường hợp chánh án kháng nghị thì chánh án có quyền quyết định tạm đình chỉ chứ viện trưởng đâu có quyền ra quyết định tạm đình chỉ mặc dù viện trưởng cũng có quyền kháng nghị đó.

6.Yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu thì không được hoà giải.

Câu này anh nhớ thầy nói. Về nguyên tắc là không có tiến hành hoà giải nhưng toà án sẽ hướng dẫn cho các bên hướng giải quyết giao dịch vô hiệu đó… trả lại cho nhau những gì đã nhận bla bla

Tóm lại là câu này Đúng.

Bài Tập.

Doanh nghiệp A (K đại diện theo pháp luật) vay tiền Ngân hàng B hợp đồng bảo lãnh là nhà đất của C – nếu A không trả nợ thì ông C trả nợ thay.

Đến hạn A không trả nợ. B khởi kiện. TA thụ lý. Nhưng sau đó K chết, A không còn tài sản.

1. B kiện C, Toà án thụ lý và xác định đây là tranh chấp Kinh doanh thương mại. Hỏi toà án xác định tranh chấp như vậy có đúng không? Tại sao?

Trong bài tập có 2 thời điểm TA thụ lý

có các đương sự như sau:

Nguyên đơn: Ngân hàng B – CSPL – Giải thích

Bị đơn: Doanh nghiệp A – CSPL – giải thích.

Ngân hàng B kiện ông doanh nghiệp A vì đến hạn nợ mà Doanh nghiệp A không trả.

Thì lúc này có thể xác định tranh chấp là KDTM.

Sau đó ông K chết, Doanh nghiệp A không còn tài sản. Sau này không thấy nói là

2. Trong trường hợp này có ông C – Hợp đồng Bảo lãnh tại sao không đưa ông vào thay thế quyền, nghĩa vụ doanh nghiệp A tham gia tố tụng?

TA làm gì tiếp theo, đáng lex phải ra quyết định đình chỉ tạm đình chỉ hay tiếp tục gì đó chứ?

có các đương sự như sau:

Nguyên đơn: Ngân hàng B – CSPL – Giải thích

Bị đơn: ông C – CSPL – giải thích.

Xác định lại tình huống:

TA xác định đây là tranh chấp là KDTM.

Anh nghĩ không hợp lý. Vì quan hệ giữa ông C và ngân hàng B là hợp đồng bảo lãnh vậy nên tranh chấp xảy ra chỉ có thể là tranh chấp dân sự về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự khoản 3 điều 26 BLTTDS.

Tóm lại TA xác định tranh chấp KDTM ở vụ kiện Ngân hàng và ông C là sai.

Tagged:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *